Sầu riêng được biết đến là loại trái cây cực kỳ giàu dưỡng chất. Mặc dù có mùi khá nồng và nặng nhưng chúng lại được nhiều người yêu thích. Dưới đây là những lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe.
Tổng quan về quả sầu riêng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, sầu riêng được biết đến là một loại trái cây nhiệt đới, nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi tiếng với biệt danh là “vua của các loại trái cây”. Mặc dù hương vị của sầu riêng khá nặng và nồng, nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác.
Sầu riêng thường kích thước lớn, vỏ ngoài cứng và nhiều gai nhọn bao phủ quanh vỏ. Quả có thể dài tới 30cm và rộng khoảng 15cm, trọng lượng từ 1-3 kg. Phần thịt sầu riêng có màu vàng nhạt hoặc đỏ. Mùi vị của loại quả này có thể mang lại những phản ứng khác nhau ở mỗi người, từ “khó chịu” cho tới “nghiện”.
Sầu riêng được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Ăn sầu riêng có tốt không?
Theo các chuyên gia, ăn sầu riêng đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của trái sầu riêng:
Hỗ trợ tiêu hóa
Báo Lao động dẫn nguồn tờ Organicfacts cho biết, sầu riêng chứa hàm lượng chất xơ cao, rất cần thiết cho chức năng của nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Sầu riêng còn giúp giảm các tình trạng như táo bón và tắc nghẽn trong ruột, các vấn đề như chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chuột rút và khó tiêu có thể được giảm bớt.
Ăn sầu riêng thường xuyên có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.
Sức khỏe tim mạch
Sầu riêng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Chất xơ của nó giúp giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách loại bỏ cholesterol LDL (cholesterol xấu) ra khỏi cơ thể và nhanh chóng loại bỏ chúng dưới dạng chất thải trước khi nó có thể gây ra bất kỳ tổn thương nào cho hệ thống tim mạch dưới dạng tích tụ mảng bám.
Điều hòa lượng đường trong máu
Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, sầu riêng có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, sau khi ăn sầu riêng, lượng đường trong máu không tăng nhanh.
Ngoài ra, lượng chất xơ cao trong sầu riêng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Các chất xơ tích tụ trong ruột và ngăn chặn sự hấp thụ carbohydrate và đường.
Do đó, nó ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Điều này có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Giảm nguy cơ ung thư
Cũng theo bác sĩ Vũ, các gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn tới hình thành và phát triển các tế bào ung thư trong cơ thể. Sầu riêng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại trừ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu cho thấy tiềm năng của chiết xuất của trái sầu riêng có thể tiêu diệt tế bào ung thư vú.
Chống lão hóa
Sầu riêng có đặc tính chống oxy hóa bắt nguồn từ vitamin và thành phần hóa học hữu cơ.
Ăn sầu riêng có thể thúc đẩy cơ thể bạn loại bỏ các gốc tự do có hại, làm giảm nguy cơ lão hóa sớm và trì hoãn sự xuất hiện của các triệu chứng như nếp nhăn, đốm đồi mồi, thoái hóa điểm vàng, rụng tóc, rụng răng, viêm khớp và bệnh tim
Điều trị chứng mất ngủ
Chất tryptophan (axit amin quan trọng trong giấc ngủ) khi đi vào não sẽ được chuyển đổi thành serotonin, mang lại cảm giác thư giãn và hạnh phúc. Khi đó, serotonin dư thừa sẽ giải phóng melatonin vào máu, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và cuối cùng là gây ngủ.
Sầu riêng cũng chứa axit amin tương tự như vậy.
Tăng cường khả năng miễn dịch
100g sầu riêng đáp ứng 24% lượng Vitamin C được khuyến nghị hằng ngày, giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, giúp bạch cầu hoạt động tốt hơn.
Những điều cần lưu ý khi ăn sầu riêng
Sầu riêng tuy tốt nhưng phải ăn đúng cách. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn sầu riêng:
- Ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây chướng bụng, táo bón, đầy hơi và đầy hơi. Khẩu phần khuyến nghị cho sầu riêng trong một ngày cho người bình thường là khoảng 4 múi. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng ăn sầu riêng và hỏi ý kiến bác sĩ.
- Vỏ sầu riêng khá cứng và có nhiều gai nhọn, vì vậy bạn nên sử dụng găng tay khi tách vỏ nhằm bảo vệ da tay khỏi bị tổn thương.
- Sử dụng dao và nhẹ nhàng tách bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó gỡ lấy phần thịt bên trong sầu riêng.
- Sầu riêng có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến cùng với một số nguyên liệu khác như gạo nếp.
- Không kết hợp sầu riêng với rượu, nó có thể dẫn đến nôn mửa, đau đầu và các phản ứng không mong muốn khác. Người bị suy thận, người đang chạy thận nhân tạo không nên ăn sầu riêng.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề "Ăn sầu riêng có tốt không?" rồi phải không.