Phụ Nữ Sức Khỏe

Rau càng cua dưỡng huyết - thanh nhiệt

Ở nước ta, rau càng cua mọc hoang khắp mọi nơi, quanh các khu dân cư, chân tường, trên chậu cảnh...

Ở nước ta, rau càng cua mọc hoang khắp mọi nơi, quanh các khu dân cư, chân tường, trên chậu cảnh... Rau càng cua dùng ăn sống trộn dầu giấm đường, xào, nấu canh suông hoặc với tôm nõn, thịt lợn, cho vào cháo nóng, lẩu, đặc biệt ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om; rau càng cua làm dầu giấm với đậu phụ chiên giòn, gỏi càng cua... là những món ăn hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Rau càng cua dùng dưới dạng thức ăn phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp. Để tăng hiệu quả trị bệnh, phải ăn cả hoa, quả của nó.

Theo kinh nghiệm dân gian, rau càng cua tính chua cay, hàn, có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi đại tiểu tiện. Chữa phế nhiệt, miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh lở ngứa, mụn nhọt và chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.

Rau càng cua trộn thịt bò tốt cho người thiếu máu.

Chữa phế nhiệt, viêm họng, khô cổ khản tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.

Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.

Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.

Chữa tiểu dắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.

Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.

Chữa nhiễm khuẩn đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.

Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Theo BS. Phó Đức Thuần/ Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Thuốc tốt từ cà rốt

Cà rốt là loại thực phẩm rất quen thuộc với các bà nội trợ, dù hầm, xào, nấu, rán, đều...

Rau má - Thuốc quý ngày oi nóng

Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm thuốc. Rau má có tên khoa học...

Thịt gà - Vị thuốc bổ của người bệnh ung thư

Báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ thịt và trứng gà...

Quả lựu - Vị thuốc đa năng

Cây lựu còn có tên: thạch lựu, thừu lựu. Tên khoa học: Punica Gracinatum L. Họ lựu Punicaceae. Ở Việt...

Món ăn thuốc từ cá bống

Cá bống chiên giòn, kho tiêu, kho sả ớt, cá bống nấu canh rau răm... là những món ăn dân...

Vị thuốc từ cây hẹ

Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều...

Quả mâm xôi - Vị thuốc quý

Mâm xôi, hay còn gọi là đùm đũm, đũm hương, phúc bồn tử..., có tên khoa học là Rubus alceaefolius...

Tin mới nhất

Những việc cấm kỵ với vùng kín phụ nữ

2 ngày 19 giờ trước

Thói quen không ngờ làm giảm ham muốn 'yêu'

2 ngày 19 giờ trước

Cách đơn giản để nam giới kéo dài cuộc 'yêu'

2 ngày 19 giờ trước

6 loại thảo mộc 'đánh thức' ham muốn tình dục

2 ngày 19 giờ trước

Một loại virus phổ biến lây qua đường tình dục

2 ngày 19 giờ trước

Nhu cầu tình dục cao nhất ở độ tuổi nào?

2 ngày 19 giờ trước

5 "bảo bối" phòng the giúp chàng thăng hoa trong mọi cuộc yêu, điều thứ 2 đơn giản nhưng ít...

2 ngày 21 giờ trước

Những tuyệt chiêu giúp chồng đánh thức "ham muốn" khi yêu, chiêu thứ 2 đơn giản nhưng khiến chàng đứng...

2 ngày 21 giờ trước

Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện dưới gối của ông có một tờ giấy siêu...

2 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình