Quả mận còn có tên gọi khác là Mác măn, Lý tử và có nguồn gốc từ Trung Hoa. Từ thời xa xưa, quả mận cũng đã xuất hiện ở nhiều vùng lãnh thổ khác như Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Ấn Độ. Ở Việt Nam cây mận được trồng khá nhiều ở khu vực trung du đồng bằng Bắc Bộ và cả các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Nội, Lào Cai, Lạnh Sơn, Sơn La,...
Hiện nay tồn tại khá nhiều loại giống khác nhau của quả mận phụ thuộc vào vị trí địa lý, địa hình, khí hậu nơi mận được trồng. Tuy nhiên đặc điểm chung của cây mận đó là:
Cây mận là loài thực vật thân gỗ, kích thước nhỡ, cành nhẵn, màu nâu đỏ, ngắn, tổng thể cây có thể cao đến 15m. Vỏ thân cây có gai, xù xì, mọc thẳng và phía trên phân thành nhiều nhánh cây nhỏ.
Lá cây mọc so le, hình mũi mác, mỗi lá dài từ 6 - 8cm, bề rộng khoảng 3cm. Đầu phiến lá nhịn, gốc thuôn hẹp, gân nổi rõ, mép có răng cưa. Hoa mận có 5 cánh mọc ở kẽ lá và tụ theo nhóm từ 3 - 5 bông, có màu trắng. Quả mận có đường kính trung bình khoảng 5cm, hình cầu, vỏ ngoài bóng nhẵn với nhiều màu sắc khác nhau (đỏ, xanh, tím, vàng lục, tía,...) và chứa hạt cứng ở trung tâm.
Quả mận là một loại trái cây phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, lại có những công dụng bất ngờ vượt xa cả 10 củ nhân sâm. Trái mận, với vị chua ngọt đặc trưng và hương vị tươi mát, là một nguồn khoáng chất và vitamin tự nhiên tuyệt vời cho sức khỏe.
Tuy nhiên, điều gì làm cho quả mận trở thành một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất, và nó có thể cải thiện sức khỏe của chúng ta như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm về những bí mật đằng sau những quả mận và tại sao chúng lại trở thành một trong những loại trái cây ưu tiên cho một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Giàu chất chống oxy hóa
Mận là loại quả giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương bởi gốc tự do. Chúng đặc biệt chứa nhiều polyphenol, tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mận chứa nhiều lượng chống oxy hóa polyphenol gấp đôi so với các loại trái cây phổ biến khác như đào. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu tiền lâm sàng phát hiện, polyphenol trong mận và mận khô có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Polyphenol trong mận khô làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm nhiễm, các bệnh về khớp và phổi. Trong số các polyphenol ở mận, anthocyanins là chất chống oxy hóa hoạt động tích cực nhất. Chúng có tác dụng mạnh mẽ với sức khỏe, gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Giảm lượng đường trong máu
Mận có các đặc tính giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Dù có hàm lượng carb khá cao, mận và mận khô không làm tăng đáng kể đường huyết sau khi ăn. Nguyên nhân là bởi chúng làm tăng mức độ adiponectin, một loại hormone có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chất xơ trong mận làm chậm tốc độ cơ thể hấp thụ carbs sau bữa ăn, khiến đường huyết tăng dần thay vì tăng đột ngột.
Tiêu thụ các loại trái cây như mận và mận khô giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Dù vậy, mận khô có hàm lượng calo cao và dễ gây tình trạng ăn quá nhiều. Khẩu phần hợp lý là dưới 87 g mỗi ngày.
Giúp xương chắc khỏe
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xương của hai nhóm phụ nữ sau mãn kinh trong 12 tháng. Một nhóm ăn khoảng 100g mận mỗi ngày (khoảng 10 quả mận), nhóm còn lại ăn khoảng 100g táo khô mỗi ngày. Ngoài ra, cả hai nhóm đều bổ sung canxi và vitamin D như nhau. Kết quả là nhóm ăn mận có mật độ xương cột sống và cẳng tay tốt hơn so với nhóm ăn táo.
Tốt cho tim
Chứa nhiều chất chống oxy hóa, mận giúp chống lại các gốc tự do, giảm mức cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Mức kali cao trong mận giúp kiểm soát huyết áp và nhịp tim. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, một bệnh liên quan đến động mạch dày. Một lượng lớn vitamin B6 trong mận kiểm soát mức homocysteine, do đó bảo vệ con người khỏi bị đột quỵ và bệnh tim.