Phụ Nữ Sức Khỏe

Phòng ngừa các bệnh ngày Tết trẻ em dễ mắc phải

Tết là khoảng thời gian được mong chờ nhất năm. Tuy nhiên các bậc cha mẹ nên lưu ý các bệnh ngày tết trẻ em dễ mắc phải để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Vì sao trẻ thường bị bệnh vào dịp Tết?

Tết là thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, thường kèm theo mưa phùn, nhiệt độ hạ thấp, độ ẩm không khí tăng cao, khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày đêm khá lớn, khiến cơ thể của trẻ khó thích nghi.

Thêm vào đó, trẻ em thuộc nhóm đối tượng có sức đề kháng kém, dễ dàng mắc bệnh hơn so với người lớn.

Tết là khoảng thời gian được trẻ em mong chờ nhất năm - Ảnh minh họa: Internet

Vào dịp Tết, trẻ em thường được ăn uống tự do, sinh hoạt không có giờ giấc cụ thể, trẻ được chơi cả ngày hoặc đi ra ngoài nhiều, tiếp xúc thường xuyên hơn với môi trường ô nhiễm bên ngoài so với ngày thường…. đây là một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị bệnh khi Tết đến.

Các bệnh ngày Tết trẻ em dễ mắc phải

Bệnh lý đường hô hấp

Tết thường rơi vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân, do đó phải kể đến các bệnh lý ở đường hô hấp. Đây là mùa có điều kiện thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Các tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường và rất dễ lây lan từ người này sang người kia.

Một số bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ vào dịp tết: sởi, cúm, ho gà, viêm đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn...

Mùa xuân có điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh lý đường tiêu hóa

Trẻ cũng có thể gặp các vấn đề ở hệ tiêu hóa, do ngày Tết trẻ thường được cho ăn uống quá nhiều thực phẩm cùng một bữa hoặc ăn những loại thực phẩm không được bảo đảm vệ sinh dẫn đến tiêu chảy.

Bệnh ngoài da

Tết là mùa của các bệnh ngoài da bùng phát như viêm kết mạc mùa xuân, các bệnh do dị ứng phấn hoa, nổi mề đay hoặc phát ban trên da.

Nuốt phải dị vật, hóc xương

Trẻ em được nghỉ ở nhà vào dịp Tết, nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không để ý, trẻ có thể vừa ăn vừa chơi đùa, dẫn đến trường hợp bị hóc, sặc các loại thực phẩm, nguy hiểm nhất là các loại thức ăn có cạnh như hạt hướng dương, hạt bí, hạt lạc, thạch, kẹo… hoặc đồng xu.

Nuốt phải dị vật rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Những tình huống dị vật mắc kẹt vào đường thở thường sẽ gây thiếu oxy dẫn đến suy hô hấp rất nguy hiểm. Trường hợp trẻ hóc xương còn có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến vị trí mà xương mắc kẹt.

Trong những trường hợp nhẹ, cha mẹ cần phải hết sức bình tĩnh, vuốt ngực cho trẻ qua cơn nghẹn, có thể cho trẻ uống nước. Nếu trẻ hóc xương, cần chú ý không cho tay hoặc các vật khác vào để móc xương ra. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ, cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

Phòng ngừa các bệnh ngày Tết trẻ em dễ mắc phải

Cha mẹ nên quan tâm đến việc phòng bệnh hơn là đợi đến khi trẻ mắc bệnh rồi mới chữa trị. Sau đây là một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ.

Đầu tiên, cha mẹ nên hết sức lưu ý cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vaccine theo lịch tiêm chủng và theo đúng độ tuổi của trẻ.

Với những trẻ nhỏ tuổi, cha mẹ cần hạn chế tối đa việc thay đổi môi trường của bé một cách đột ngột từ nóng sang lạnh, nên tránh gió lùa vào phòng trẻ quá nhiều. Nếu cho trẻ ra ngoài chơi cần mặc quần áo ấm, đội mũ giữ ấm và mang vớ chân cho trẻ.

Chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa hoặc ăn quá nhiều bánh kẹo dẫn đến trẻ bỏ cơm. Việc cho trẻ đi ngủ đúng giờ là vô cùng cần thiết, điều này không chỉ giúp trẻ nghỉ ngơi đầy đủ mà còn duy trì thói quen tốt, tránh việc phải xây dựng lại thói quen đi ngủ sau dịp Tết.

Để phòng ngừa dị vật rơi vào đường thở, tốt nhất nên tránh cho trẻ chơi những đồ chơi nhỏ, có nguy cơ cho vào miệng và nuốt được. Khi cho ăn, cần chú ý đến độ an toàn của thức ăn (ví dụ: tránh các loại hạt nhỏ, trẻ ăn cá cần loại bỏ hết xương). Tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa chơi đùa. Khi cho trẻ ăn không nên quát mắng khiến trẻ vừa ăn vừa khóc cũng dễ bị sặc.

Một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng không kém phần quan trọng để phòng tránh nhiễm bệnh đó là: hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể trẻ bằng cách rửa tay chân, vật dụng, đồ chơi, đảm bảo vệ sinh ăn uống…

Vệ sinh tay chân và thân thể sạch sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Những biểu hiện mắc bệnh có thể theo dõi tại nhà

Thực tế khi thấy trẻ mắc bệnh, một số gia đình thường rất sốt ruột đưa trẻ nhập viện ngay, trong khi đó một số gia đình khác lại có tâm lý trì hoãn, không đưa trẻ đi khám bệnh.

Những triệu chứng bệnh thông thường, không cần đưa trẻ đến bệnh viện như: các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, trẻ sốt nhẹ nhưng vẫn ăn uống bình thường.

Với những bé mắc bệnh đường tiêu hóa dẫn đến đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, cha mẹ có thể cho bé uống oresol và theo dõi tại nhà khoảng 2 ngày.

Trường hợp cần cho trẻ cấp cứu tại bệnh viện

Khi trẻ em có các dấu hiệu dưới đây thì không thể giữ ở nhà, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Trẻ sốt cao (có nguy cơ co giật), trẻ bắt đầu có dấu hiệu mất nước, xuất huyết…

Trẻ tiêu chảy có kèm theo sốt, trẻ bỏ ăn hoặc bụng chướng cũng cần đưa đi khám.  

Đặc biệt, có trường hợp một đứa trẻ đang chơi đùa bỗng nhiên nôn nhiều, bỏ ăn cần đưa ngay trẻ đến viện để được khám và điều trị kịp thời.

Trường hợp dị vật đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái, ho sặc sụa từng cơn, trẻ hốt hoảng, thở rít cần tống dị vật ra ngoài nhanh chóng. Tuy nhiên, việc làm này có những kỹ thuật khác nhau tùy theo độ tuổi và bắt buộc cha mẹ thực hiện đúng cách. Cách tốt nhất, nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu cần có thể hà hơi thổi ngạt (hô hấp nhân tạo cho trẻ).

Cha mẹ cần chuẩn bị gì để đối phó với các bệnh ngày Tết trẻ em dễ mắc phải

Những gia đình có trẻ nhỏ nên chuẩn bị sẵn tủ thuốc trước kì nghỉ Tết, với những loại thuốc thiết yếu không kê đơn (thuốc ho, thuốc trị sổ mũi, thuốc giảm đau hạ sốt…) và dụng cụ sơ cứu ban đầu (cồn, thuốc đỏ, bông băng…) khi cần có thể sử dụng ngay.

Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt trên 38.5 độ C và các biện pháp chườm mát không làm giảm cơn sốt.

Nước biển khô Oresol thường dùng khi có các vấn đề về tiêu hóa. Lưu ý, cha mẹ cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và pha đúng liều lượng, không được pha đậm đặc hơn.

Nước biển khô Oresol - Ảnh minh họa: Internet

Các loại thuốc hoặc dung dịch thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai để vệ sinh cho trẻ cũng nên có mặt trong tủ thuốc của mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý đến hạn dùng của thuốc. Đa số các thuốc nhỏ mắt có hạn dùng rất ngắn tính từ lần sử dụng đầu tiên.

Đối với trẻ có các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn men vi sinh, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động đồng thời rất lành tính cho trẻ.

Các gia đình tuyệt đối không nên tự ý dự trữ và sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Việc phòng ngừa quan trọng không kém việc chữa bệnh. Do đó, phòng ngừa các bệnh ngày Tết trẻ em dễ mắc phải là một việc làm hữu ích giúp gia đình có một cái Tết trọn vẹn, một mùa xuân an lành.

 Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực Phẩm Cần Thơ

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

Tin liên quan

Cảnh báo tai nạn ở trẻ mùa tết

Cuối năm hay dịp tết Nguyên đán là thời điểm trẻ dễ bị tai nạn vì cha mẹ bận rộn,...

Nhầm lẫn tai hại khi trẻ ăn nhiều bánh kẹo dịp Tết

Ăn quá nhiều bánh kẹo trong dịp tết dễ khiến trẻ mắc đái tháo đường mà biểu hiện ban đầu...

Thay vì nước có gas, cha mẹ hãy cho bé uống ngay 6 loại nước tốt cho sức khỏe trong...

Trong ngày Tết cha mẹ thường cho bé uống rất nhiều loại đồ uống đóng hộp mà không biết rằng...

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết bạn không được lơ là

Đừng để vui chơi quá đà mà các mẹ quên mất chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết. Bài...

Muốn con khỏe mạnh thì lưu ngay cách phòng bệnh ngày Tết cho trẻ này

Bạn đã biết cách phòng bệnh ngày Tết cho trẻ chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để đảm...

Hút mũi thường xuyên cho con, thói quen xấu của nhiều mẹ bỉm sữa

Mỗi lần thấy con chảy nước mũi, nhiều bà mẹ lại hút mũi cho con, các bác sĩ nhi khoa...

Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ?

Để phòng ngừa cảm lạnh, căn bệnh dường như luôn lan truyền qua các trường học và nhà trẻ vào...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

17 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 18 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 18 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 18 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 3 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình