Phụ Nữ Sức Khỏe

Phòng ngừa bệnh lao cho trẻ em

Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán và tiếp cận để tìm ra vi khuẩn lao cho nhóm bệnh nhi vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù số ca nhiễm lao hiện nay đã giảm so với trước kia, nhưng một số nhóm trẻ em vẫn là đối tượng có nguy cơ cao mắc lao, bao gồm: Trẻ sống trong gia đình có người lớn đang bị nhiễm lao thể hoạt động. Trẻ bị nhiễm HIV hoặc một căn bệnh khác làm suy yếu hệ miễn dịch. Trẻ sinh ra tại khu vực có tỷ lệ mắc lao cao. Trẻ tới các khu vực đang có dịch lao và đã từng tiếp xúc với những người bị nhiễm lao tại đó. Trẻ sống tại những cộng đồng chưa có hệ thống chăm sóc y tế hợp lý.

Trẻ mắc lao thường là do lây nhiễm mầm bệnh từ người thân có bệnh lao. Đặc biệt, trẻ trong các gia đình nghèo, điều kiện sống khó khăn và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm, khả năng mắc lao rất cao. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh lao ở trường học, ngoài cộng đồng. Bệnh lao ở trẻ em rất khó nhận biết vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác.

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh lao cho trẻ.

Bệnh lao thường lây theo đường hô hấp khi một người bị thể lao hoạt động ho, hắt hơi làm các vi khuẩn lao phát tán trong không khí. Trẻ em hít phải các vi khuẩn này và bị nhiễm lao. Trẻ em dưới 10 tuổi bị lao phổi hiếm khi lây cho người khác bởi ở những đối tượng này số lượng vi khuẩn trong dịch tiết hô hấp còn khá ít.

Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, thường gặp hơn cả là các thể: lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; lao cấp tính; lao hô hấp sau sơ nhiễm; lao phổi; lao màng phổi và lao ngoài phổi. Cho đến nay, tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất.

Trong đa số trường hợp, trẻ bị phơi nhiễm với lao sẽ không bị phát triển thành thể lao hoạt động. Khi vi khuẩn vào phổi, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động để chống lại chúng và ngăn không cho chúng lan rộng (lao sơ nhiễm). Những trẻ này bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không biểu hiện triệu chứng và có thể xác định bằng test phản ứng da. Tuy nhiên, nhóm trẻ này vẫn cần phải được điều trị để đề phòng lao sơ nhiễm phát triển thành dạng hoạt động về sau.

Lao phổi, lao cấp tính là những thể lao hay gặp nên cần phải quan tâm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ. Các dấu hiệu thường thấy đó là trẻ ho dai dẳng, khò khè kèm theo kém ăn, không tăng cân hoặc tăng cân rất ít. Trẻ lớn thì có những biểu hiện đau ngực, khó thở, ho đờm. Đây là những dấu hiệu mà phụ huynh cần đưa trẻ tới khoa hô hấp để khám.

Ngoài ra, những triệu chứng của tổn thương lao ngoài phổi cũng cần phải quan tâm, phát hiện những trường hợp bệnh nhân bị lao xương khớp. Bệnh nhân có những dấu hiệu như hạn chế vận động hoặc có kèm theo sốt, những triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc của lao. Đặc biệt quan tâm là lao đường hô hấp, những trường hợp trẻ có triệu chứng nghi lao đã được điều trị nhiều đợt nhưng vẫn không cải thiện thì phải nghĩ ngay đến nguyên nhân do lao để có những tiếp cận, chẩn đoán sớm cho trẻ.

Trẻ mắc lao dễ gặp biến chứng gì?

Bệnh lao ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn gây nên các triệu chứng sốt, mệt mỏi, kích thích, ho dai dẳng, kiệt sức, thở nhanh và khó thở, ra mồ hôi ban đêm, sưng hạch bạch huyết, sút cân và chậm phát triển thể chất. Trong một số rất ít trường hợp với trẻ em dưới 4 tuổi, vi khuẩn lao có thể lan vào máu tuần hoàn và gây nhiễm lao cho một số bộ phận khác của cơ thể. Nguy hiểm nhất là lao màng não - một căn bệnh ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh trung ương.

Trẻ mắc lao nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không hết liệu trình sẽ rất nguy hiểm. Bệnh lao diễn tiến càng nặng dần, việc điều trị sẽ kém hiệu quả, tỷ lệ khỏi thấp, có những trường hợp bị kháng thuốc. Trong thực tế, đã có những trường hợp trẻ mắc đa kháng thuốc dẫn đến việc điều trị rất phức tạp. Nếu phát hiện muộn hơn nữa thì bệnh có thể lây lan ra toàn cơ thể, lao đa bộ phận và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Vậy nên việc phát hiện sớm để phòng những biến chứng, di chứng của bệnh là điều rất cần thiết.

Kiểm soát sự lây lan của bệnh lao

Để phòng bệnh lao cho trẻ, cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để phát triển khỏe mạnh. Trẻ suy dinh dưỡng là một trong những nhóm đối tượng nguy cơ mắc lao, bởi vậy, cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Nếu trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn lao, bất kể trẻ có biểu hiện triệu chứng hay không cũng cần thiết phải cách ly trẻ với đối tượng đã lây bệnh cho trẻ. Thông thường, những người đã từng tiếp xúc gần với trẻ là những đối tượng có khả năng lây bệnh cao nhất. Nếu phát hiện có người lớn trong gia đình bị nhiễm lao: người đó nên được cách ly càng sớm càng tốt cho tới khi việc điều trị có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Tất cả các thành viên trong gia đình đã từng tiếp xúc với đối tượng đó nên được điều trị bằng isoniazid, bất kể là kết quả test trên da dương tính hay âm tính. Tất cả những người biểu hiện triệu chứng hoặc có hình ảnh chụp Xquang bất thường nên được điều trị dưới dạng thể lao hoạt động.

Theo BS. Xuân Đồng/ Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Bệnh lao khiến phổi bé trai 2 tháng tuổi trắng xóa

Bé trai An Giang nhiễm lao từ bố khi mới hai tháng tuổi, trải qua ba tháng điều trị gian...

Mong manh sự sống của bé trai 3 tháng tuổi mới chào đời đã lây nhiễm căn bệnh lao từ...

Vừa sinh non xong, chị Hạ phát hiện mắc phải căn bệnh lao. Đau đớn hơn, cậu con trai chào...

Nguy cơ mắc bệnh lao vì... stress

“Nguy cơ mắc lao bao gồm việc tiếp xúc với người bị lao thường xuyên. Bệnh cũng dễ mắc khi...

Đây chính là nguyên tắc ăn uống hợp lý cho người bệnh lao phổi theo lời của chuyên gia

Hiện nay có khoảng 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm lao, trong đó tỷ lệ người mắc bệnh...

Khoáng chất và thực phẩm cần cho người bệnh lao

Nhiều người vẫn nghĩ khi mắc bệnh lao chỉ cần uống thuốc đúng chỉ định sẽ chữa trị được bệnh,...

Một số triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ mà bố mẹ không nên chủ quan

Quai bị ở trẻ không chỉ là căn bệnh dễ lây nhanh chóng mà nó còn gây ra những biến...

Bác sĩ sản khoa giải thích bà bầu có nên ngồi xổm trong thai kỳ?

Có nên ngồi xổm khi mang thai và tư thế ngồi đúng cách là vấn đề khiến không ít bà...

Tin mới nhất

7 thói quen của người Hàn Quốc giúp giảm cân nhanh chóng

1 giờ trước

Cuộc sống nhiều thay đổi của đại diện Việt Nam đầu tiên chinh chiến Miss Universe: Từng là chân dài...

8 giờ trước

'Vạch trần' nhan sắc 'giả dối' của Triệu Lộ Tư, bị chỉ trích vì cố ý chính sửa hình ảnh...

8 giờ trước

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

9 giờ trước

'Rèm ngọc châu sa' chưa phát sóng chính thức, đài từ của Triệu Lộ Tư đã gây tranh cãi

21 giờ trước

Loạt sao Cbiz sự nghiệp 'điêu đứng' vì làm từ thiện: Lý Liên Kiệt bị tố biển thủ tiền quyên góp,...

21 giờ trước

Đại học Ngoại thương nói gì trước nghi vấn Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp?

21 giờ trước

NÓNG: Huỳnh Hiểu Minh chính thức công khai bạn gái 'Đừng đoán nữa, chúng tôi đang ở bên nhau rồi'

21 giờ trước

Những thói quen đơn giản này có thể cải thiện sức khỏe của mắt

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình