Phụ Nữ Sức Khỏe

Phát hiện viêm gan B giai đoạn muộn, người đàn ông có nguy cơ tử vong

Tình cờ phát hiện mắc viêm gan B trong đợt ốm nặng, ông H. sốc khi bệnh đã ở giai đoạn muộn có biến chứng xơ gan, chưa loại trừ nguy cơ ung thư gan, tiên lượng xấu...

Ngày 1/6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân N.K.H (68 tuổi, ở Tiên Du, Bắc Ninh), có tiền sử mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhiều năm. Hai tháng nay, ông thường xuyên xuất hiện những cơn khó thở và tự ý mua thuốc nam về uống nhưng tình trạng khó thở không cải thiện, tăng dần lên.

Bệnh nhân đến bệnh viện huyện để điều trị đợt cấp COPD. Khi có kết quả xét nghiệm men gan tăng, bệnh nhân được chuyển tuyến lên bệnh viện đa khoa tỉnh, xét nghiệm có HBsAg dương tính, chẩn đoán xác định viêm gan B mạn.

Sau 3 tuần điều trị, tình trạng vàng da, bụng chướng tăng lên, ông được chuyển tiếp lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. 10 ngày sau, tình trạng bệnh đỡ, ông trở lại bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị tiếp. Tuy nhiên, chỉ một thời gian, ông H. rơi vào ý thức chậm dần, mệt mỏi, vàng da, chướng bụng tăng dần kèm khó thở.

Các bác sĩ tuyến dưới chuyển bệnh nhân đến Khoa Viêm gan - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng da củng mạc mắt vàng, phù 2 chi dưới, tiểu ít, bụng chướng căng được chẩn đoán suy gan cấp, viêm phổi/viêm gan B – COPD.

Ngày 19/5/2023, ông H. được chuyển khoa Hồi sức tích cực với chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết – Tiền hôn mê gan - Xơ gan - Theo dõi hội chứng gan thận/Viêm gan B mạn/COPD.

Quá trình điều trị, ông H. xuất hiện đau bụng, bụng chướng căng, dẫn lưu ổ bụng ra 1000ml máu đỏ tươi, da xanh, mạch nhanh khó bắt, nổi vân tím toàn thân, sonde dạ dày không có máu. Khi được siêu âm ổ bụng cấp thấy khối dưới gan theo dõi u dưới gan chưa loại trừ xuất huyết vùng túi mật. 

Bệnh nhân được truyền máu tối cấp, truyền dịch, mạch bắt rõ hơn, huyết áp 100/60mmHg. Tuy nhiên bụng bệnh nhân còn chướng, dẫn lưu dịch ổ bụng vẫn tiếp tục chảy, không cầm máu. Bác sĩ giải thích tình trạng bệnh nhân nặng, tiên lượng tử vong, gia đình xin về chăm sóc tại nhà.

Các bác sĩ đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân viêm gan B.

ThS.BS Nguyễn Quốc Phương - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại Việt Nam có 8-10% dân số mắc viêm gan B (tương đương khoảng 8-10 triệu người). Bệnh viêm gan B không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài (trừ viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn). Vì vậy người bệnh không đi khám và không phát hiện được mình bị nhiễm virus viêm gan B.

Trường hợp ông H. là một ví dụ điển hình. Ông H. đã dùng thuốc nam để điều trị bệnh COPD. Ông chỉ được phát hiện viêm gan B tình cờ (không chủ động kiểm tra) trong đợt ốm nặng. Lúc đó bệnh viêm gan đã ở giai đoạn muộn, có biến chứng xơ gan (xơ gan mất bù), chưa loại trừ ung thư gan.

Để phòng bệnh và quản lý theo dõi, điều trị tốt bệnh viêm gan B, theo ThS.BS Nguyễn Quốc Phương khuyến cáo người dân:

- Nên chủ động đi xét nghiệm, sàng viêm gan B xem có bị mắc viêm gan B không để còn có kế hoạch quản lý, theo dõi và điều trị.

- Nếu người bệnh đã có bệnh về gan thì tuyệt đối không được dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc nam, thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.

- Khi phát hiện bị viêm gan B cần phải theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng viêm gan B gây ra như xơ gan và ung thư gan. Ung thư gan nguyên phát (HCC) có thể xuất hiện trên nền gan lành (chưa xơ hóa hay xơ gan) ở người bệnh viêm gan B. Nếu được chẩn đoán sớm thì sẽ có những can thiệp điều trị sớm và tốt nhất cho người bệnh.

Theo Đặng Thanh/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Bệnh truyền nhiễm phổ biến trong mùa hè

Mùa hè với nền nhiệt cao không chỉ khó chịu mà còn có thể kéo theo hàng loạt bệnh truyền...

Căn bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị do ve gây ra

Hiện tại, căn bệnh truyền nhiễm do virus Powassan gây ra chưa có thuốc điều trị hay vaccine phòng ngừa....

Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa không?

Trẻ nhỏ bị viêm phổi nằm điều hoà có làm trầm trọng thêm các triệu chứng hay không? Dùng điều...

Tại sao không nên mở cửa phòng ngủ vào ban đêm?

Thói quen mở cửa phòng ngủ vào ban đêm là thói quen không tốt, vậy tại sao không nên mở...

Một cháu bé tử vong vì bệnh tay chân miệng

Tại tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận trường hợp một cháu bé tử vong vì bệnh tay chân miệng.

Thấy 4 bất thường khi đại tiện, nên tầm soát ung thư sớm

Những bất thường về đại tiện có thể phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư...

Triệu chứng sưng má cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

Khi thấy khối sưng ở vùng má ngày càng to và lan rộng, nữ bệnh nhân mới đến bệnh viện...

Tin mới nhất

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

7 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

7 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

7 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

8 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

9 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

1 ngày 11 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

1 ngày 11 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

1 ngày 11 giờ trước

Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình