Phụ Nữ Sức Khỏe

Đốt than hoa sưởi ấm, người đàn ông bất tỉnh trong nhà, nhập viện trong tình trạng ngộ độc khí CO

Thời tiết giá lạnh, bệnh nhân đốt than hoa trong phòng kín để sưởi ấm rồi đi ngủ. Đến khoảng 4 giờ sáng, người nhà phát hiện bệnh nhân đã bất tỉnh nên vội đưa đến bệnh viện địa phương và sau đó được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.

Theo thông tin từ Thanh Niên, Trung tâm chống độc - Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) cho biết các bác sĩ đang điều trị nam bệnh nhân (BN) 31 tuổi (ngụ xã Lóng Luông, H.Vân Hồ, Sơn La) bị ngộ độc khí CO, tổn thương não. BN được chuyển đến BV Bạch Mai hôm 31/12/2023, trong tình trạng hôn mê, suy thận, tổn thương cơ.

Theo thông tin từ người nhà BN, đêm 29/12/2023, thời tiết giá lạnh, BN đốt than hoa trong phòng kín để sưởi ấm rồi đi ngủ. Đến khoảng 4 giờ sáng, người nhà phát hiện BN đã bất tỉnh nên vội đưa đến BV địa phương và sau đó được chuyển lên BV Bạch Mai.

Hình ảnh não bị tổn thương của bệnh nhân ngộ độc khí CO - Ảnh: Thanh Niên

Theo TS-BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai, khi đốt các nhiên liệu chứa carbon như củi, than củi, than tổ ong, xăng dầu… ở trong không gian mở thoáng thì nhiên liệu cháy hết và cơ bản tạo ra khí ít ảnh hưởng sức khỏe; nhưng nếu đốt trong khu vực đóng kín cửa, nhiên liệu cháy dở dang sinh ra khí CO là khí rất độc. Khí CO không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ, người trong không gian đó sẽ dần lịm đi mà không biết gì.

BS Nguyên thông tin: BN nêu trên hiện đã có ý thức và tỉnh hơn, nhưng đây là một trường hợp rất nặng, có dấu hiệu tổn thương não hai bên rất rõ ràng, có tổn thương cơ, suy thận, nguy cơ rất cao BN sẽ có các biến chứng về tâm thần, thần kinh lâu dài (mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, run tay chân, co cứng cơ, liệt…). Trung tâm chống độc đang áp dụng các biện pháp điều trị tích cực để hạn chế tối đa các biến chứng.

Dẫn tin từ Sức khỏe Đời sống, cũng theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, khí CO là khí rất độc, không màu, không mùi vị, hấp thu vào cơ thể tác dụng rất nhanh. Khi vào cơ thể, khí CO làm ngừng quá trình hô hấp ở các tế bào, theo cách như bóp nghẹt từng tế bào và làm chúng chết.

"Khí CO là khí thực sự rất độc, nó gây bóp nghẹt và làm chết tế bào, chứ không đơn thuần chỉ làm thiếu oxy. Các tế bào của toàn bộ cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng nặng nhất là não và tim. Một số ít trường hợp khi hít phải khí CO ở nồng độ thấp sẽ cảm thấy đau đầu, khó chịu,… nhưng các trường hợp hít khí CO nồng độ cao, nạn nhân không kịp cảm thấy gì đặc biệt, nhanh chóng rơi vào bất tỉnh, hôn mê, ngộ độc và dễ dàng tử vong.

Các nghiên cứu cho thấy, trong số các bệnh nhân ban đầu bị ngộ độc khí CO, kể cả ngộ độc nhẹ thì sẽ có khoảng gần 50% số bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng tâm thần, thần kinh muộn về sau - Ảnh minh họa: Internet

Đó mới là giai đoạn đầu, còn giai đoạn sau cũng rất đáng ngại. Khi bệnh nhân bị ngộ độc nhưng không tử vong thì sau một vài tuần sẽ gặp hiện tượng não bị tổn thương, dẫn tới các biến chứng về tâm thần, thần kinh (mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, run,...)", TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cho hay.

Giám đốc Trung tâm chống độc cũng cho biết thêm, việc phòng tránh và điều trị các biến chứng muộn do ngộ độc khí CO hiện nay rất khó khăn. Các nghiên cứu cho thấy, trong số các bệnh nhân ban đầu bị ngộ độc khí CO, kể cả ngộ độc nhẹ thì sẽ có khoảng gần 50% số bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng tâm thần, thần kinh muộn về sau.

"Khi phát hiện người bị ngạt khí CO, cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc. Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở thì hô hấp nhân tạo theo điều kiện tại chỗ, nếu ngừng tuần hoàn thì cấp cứu ngừng tuần hoàn. Sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị tiếp.

Ngoài ra, người dân tuyệt đối không đốt các loại nhiên liệu như than tổ ong, củi, than hoa, khí gas… để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín. Nếu có sử dụng các nhiên liệu này thì cần mở cửa đủ rộng cho không khí và oxy từ bên ngoài vào hoặc tốt nhất đun nấu ở không gian mở hoặc ngoài trời, còn trong phòng thông khí hạn chế thì nên đun nấu hoặc sưởi ấm bằng điện", TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên hướng dẫn.

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thế nào trong năm 2024?

Nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực trong năm 2024, trong đó có quy định tăng độ tuổi...

Từ ngày 1/4 bắt đầu triển khai giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế điện tử

Từ ngày 1/4/2024, cơ quan Bảo hiểm xã hội và các bệnh viện trong cả nước sẽ bắt đầu thử...

Được đăng ký thường trú, tạm trú trên ứng dụng VNeID từ ngày 1/1/2024

Từ ngày 1/1/2024, người dân có thể thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú trên ứng dụng VNeID mà...

3 quy định mới của Luật Nhà ở 2023 có lợi cho người dân

Luật Nhà ở năm 2023 đã được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023, với nhiều quy định mới có lợi...

5 trường hợp bác sĩ có thể từ chối khám bệnh, chữa bệnh

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 1/1 với nhiều điểm mới, trong đó có quy...

Phát hiện 2 mẹ con tử vong, bắt khẩn cấp ông bố có dấu hiệu trầm cảm

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị đã khắp khẩn cấp người bố, điều tra làm rõ việc 2 mẹ...

Cẩn trọng với các dịch vụ đổi tiền ngày Tết

Cẩn trọng với các dịch vụ đổi tiền ngày Tết

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

1 ngày 22 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

2 ngày 2 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

2 ngày 22 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

2 ngày 22 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

2 ngày 22 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

21/11/2024 06:58

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình