Tỷ lệ sốc ít
Đến ngày 29/12, Bộ Y tế đã xác nhận có nhiều trẻ đi tiêm chủng vắc xin mới Combe Five trong chương trình tiêm chủng mở rộng có dấu hiệu tím tái phải nhập viện. Tuy nhiên các dấu hiệu này hoàn toàn bình thường vì vắc xin mới có thên ComBE Five vắc xin toàn tế bào có thành phần ho gà có thể gây sốt cho trẻ.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, qua đợt tiêm phòng mở rộng trên cả nước với vắc xin mới ComBR Five thì tại tỉnh Nam Định, có hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà sau tiêm chủng từ 36 đến 48 tiếng. Trước đó, cả hai trẻ đều được khám sàng lọc và tiêm vắc xin ComBE Five, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế, sau tiêm được theo dõi 30 phút tại trạm đúng qui định và không có biểu hiện bất thường.
Đến nay, hội đồng kết luận trẻ tử vong không rõ nguyên nhân và không liên quan tới vắc xin mới này.
Theo GS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vắc xin ComBe Five là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Sử dụng vắc xin phối hợp ComBe Five sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình đồng thời trẻ em có cơ hội phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E, Ấn Độ sản xuất. Vắc xin đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 2012. Tính tới nay, hơn 400 triệu liều vắc xin ComBe Five đã được sử dụng ở 43 quốc gia.
Từ cuối tháng 10/2018, vắc xin ComBe Fve đã được triển khai ở 7 tỉnh Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu. Số trẻ được tiêm là 17.356 trẻ.
Ngay sau đó, Bộ Y tế đã có đánh giá tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng là 5,5%, trong đó phản ứng thông thường (sốt<39°C, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác: khó chịu, quấy khóc...) là 5,1%. Có 64 trường hợp được báo cáo sốt cao trên ≥39°C, 3 trường hợp phản ứng nặng (1 trường hợp sốt cao co giật, 2 trường hợp phản ứng phản vệ), các trường hợp này đều được xử trí kịp thời và không có tử vong.
Một số phản ứng có thể gặp khi sử dụng vắc xin ComBe Five cũng giống như sử dụng vắc xin DPT-VGB-Hib khác hoặc vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào như nên sau khi tiêm trẻ sẽ có các phản ứng thường gặp như khóc dai dẳng xảy ra từ 3 – 48 giờ sau tiêm, phản ứng co giật chiếm tỷ lệ 1/100 liều thường xảy ra trong 3 ngày sau tiêm. Còn tỷ lệ sốc phản vệ cực ít, chỉ có 20/1.000.000 liều và xảy ra từ 0 – 1h sau tiêm chủng.
Chăm sóc sau tiêm
Ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho rằng cũng giống như vắc xin có thành phần tương tự DPT-VGB-Hib (Quinvaxem), không tiêm vắc xin ComBe Five cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B, vắc xin Hib.
Vì thế, sau khi tiêm chủng trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
Theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm.
Sau tiêm chủng trẻ có thể có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, các bà mẹ cần chú ý đến trẻ hơn, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, theo dõi nhiệt độ, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
Khi trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ không đỡ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, xử trí.
Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39°C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, li bì, phát ban.... hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
Nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ.