Phụ Nữ Sức Khỏe

Đồ uống có đường: "Con đường tắt" dẫn đến đái tháo đường

Nghiên cứu cho thấy, việc tăng tiêu thụ đồ uống có đường ở mức khoảng 100ml/ngày trong 4 năm làm tăng 16-18% nguy cơ đái tháo đường túyp 2. Nếu thay bằng nước lọc, trà có thể giảm 2-10% nguy cơ này.

Ngày càng nhiều người Việt bị đái tháo đường

Phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (ngày 14/11) mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh.

"Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Bệnh gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe, tàn phế, thậm chí tử vong bởi thường được chẩn đoán, điều trị muộn" Bộ trưởng Lan nhấn mạnh.

Mỗi người dân cần biết được chỉ số đường huyết của mình nhằm phát hiện sớm bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa: N.Phương).

Kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng với 34% là biến chứng tim mạch, 39,5% biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh, 24% biến chứng về thận.

Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Mối liên hệ giữa đồ uống có đường và bệnh đái tháo đường túyp 2

Theo nghiên cứu trên thế giới, người uống 1-2 lon đồ uống có đường mỗi ngày có thể tăng 26% nguy cơ bị đái tháo đường túyp 2 so với người hiếm khi uống các loại nước này. Các nguy cơ này thậm chí còn cao hơn ở người trưởng thành hay người châu Á.

Việc tăng tiêu thụ đồ uống có đường ở mức khoảng 100ml/ngày trong vòng 4 năm làm tăng 16-18% nguy cơ đái tháo đường túyp 2. Nếu thay thế nước ngọt có đường bằng nước lọc, cà phê (đen) hoặc trà có thể giảm 2-10% nguy cơ đái tháo đường túyp 2.

Đồ uống có đường làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường túyp 2 thông qua một số cơ chế mà trong đó, một nửa nguy cơ được cho là từ việc tăng BMI (chỉ số khối cơ thể). 

Ngoài ra, các loại đường tự do trong đồ uống có đường (fructose, sucrose…) có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và tăng đường huyết sau ăn, dẫn tới tăng viêm nhiễm, kháng insulin, giảm chức năng tế bào beta tại tụy, dẫn tới đái tháo đường túyp 2.

Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), cho biết, tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì, đái tháo đường và bệnh tim mạch. 

Đường trong đồ uống làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến insulin, cholesterol và các chất chuyển hóa gây ra huyết áp cao và viêm nhiễm. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đái tháo đường túyp 2, bệnh tim mạch, sâu răng, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan. 

"Có mối liên hệ thuận chiều giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường và tăng tỷ lệ đề kháng insulin ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nghiên cứu cho thấy, với mỗi 250g đồ uống có đường được tiêu thụ thêm thì một dấu hiệu kháng insulin (dấu hiệu HOMA-IR) ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng 5%", BS Phương giải thích. 

Ngoài ra, đường trong đồ uống có đường làm tăng lượng đường và carbohydrate hấp thụ nhanh dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Từ đó, dẫn đến các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường túyp 2 như viêm, kháng insulin và suy giảm chức năng của tế bào Beta. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường sẽ làm giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường túyp 2, bệnh tim mạch và sâu răng. 

Việt Nam cần kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia triển khai kết hợp ba giải pháp: Áp thuế với đồ uống có đường, Giáo dục truyền thông, Hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em.

Trong đó chính sách thuế đồ uống có đường được coi là chính sách hiệu quả nhất giúp giảm tiêu thụ loại đồ uống này để phòng chống các bệnh không lây nhiễm có liên quan.

Theo BS Phương, áp thuế đối với đồ uống có đường có thể là một chiến lược đôi bên cùng có lợi, thắng lợi cho y tế công cộng (ngăn chặn chi phí chăm sóc sức khỏe), thắng lợi về doanh thu của chính phủ và thắng lợi cho công bằng về sức khỏe. 

Chung quan điểm, ông Mark Goodchild, chuyên gia kinh tế WHO tại Việt Nam, cũng khuyến nghị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Tương tự như thuốc lá, rượu bia, việc tăng thuế đối với các sản phẩm không lành mạnh này là biện pháp giảm tiêu dùng hiệu quả nhất. 

Theo ông, với việc đánh thuế đối với đồ uống có đường, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều được hưởng lợi. Người tiêu dùng chuyển sang dùng các sản phẩm lành mạnh hơn.

Điều này có thể kích thích ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, tạo thêm việc làm và tăng trưởng tương tự như các lĩnh vực khác của nền kinh tế. 

"Đây thực sự là thời điểm tốt nhất để áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường ở Việt Nam. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang chứng kiến gánh nặng ngày càng gia tăng do các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống.

Điều này thể hiện qua tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh ở người trưởng thành", ông Mark Goodchild phân tích.

Vì vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể đóng vai trò rất quan trọng như một biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhiều bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống trong tương lai. 

Theo Nam Phương/Dân Trí

Tin liên quan

Lý do tuổi thọ người Mỹ thấp nhất gần 30 năm qua

Tuổi thọ trung bình của người Mỹ là 76,4 năm, đứng nhóm cuối trong danh sách 48 nước được khảo...

Bác sĩ Bệnh viện K chỉ 6 cách ‘làm sạch ruột' ngay tại nhà

Một số sản phẩm được quảng cáo trên mạng về khả năng thải độc, làm sạch ruột nhưng dẫn tới...

Căn bệnh rất dễ phát hiện nhưng 2,5 triệu người Việt chưa biết mình mắc

Sau gần 10 năm, tỷ lệ dân số mắc đái tháo đường ở nước ta tăng gần gấp đôi nhưng...

Mắc ung thư từ thói quen xấu có ở hàng triệu người Việt

Vì tính chất công việc, một người đàn ông ăn uống không điều độ, có hút thuốc lá và uống...

Việc đơn giản nhưng vô cùng quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường

Theo dõi đường huyết liên tục giúp người bị đái tháo đường (tiểu đường) chủ động trong việc kiểm soát...

Cách ăn uống giúp người phụ nữ ở vùng đất Blue zones sống thọ 104 tuổi

Gozei Shinzato (Nhật Bản) sống thọ tới 104 tuổi nhờ môi trường sống lành mạnh và sử dụng thực phẩm...

Nam giới nên đi khám vô sinh hiếm muộn khi nào?

Một trong nguyên nhân gây vô sinh nam là các hành vi hút thuốc, uống rượu, bệnh lây truyền qua...

Tin mới nhất

Bị máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

3 giờ trước

Cách giảm đau bụng kinh tức thì tại nhà

3 giờ trước

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?

3 giờ trước

Chúng ta đang tự rước bệnh ung thư từ những hành động quen thuộc hàng ngày

3 giờ trước

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹ

8 giờ trước

Những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe

8 giờ trước

Ăn gì để mọc tóc nhanh và dày?

8 giờ trước

Nhan sắc tuổi đôi mươi ngọt ngào của những ái nữ nhà sao Việt, được ủng hộ 'nối nghiệp' bố...

8 giờ trước

Tiết lộ tác dụng phụ không ai ngờ tới của việc giảm cân cấp tốc, gây ảnh hưởng nặng nề...

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình