Phụ Nữ Sức Khỏe

Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19

Theo Medical Xpress, ô nhiễm không khí làm cho hệ miễn dịch suy giảm đáng kể và làm tăng khả năng mắc Covid-19, bệnh tim, ung thư.

Ô nhiễm không khí ngày càng tăng đặt ra thách thức lớn đối với nhiều quốc gia. Ảnh: The Lancet.

Trang Medical Xpress nhận định giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều nơi trên thế giới đã được cải thiện đáng kể. Việc phong tỏa, hạn chế đi lại và ít hoạt động kinh tế cũng khiến lượng khí thải như nitơ đioxit (NO2) và nồng độ bụi mịn (PM) giảm theo.

Điển hình là ở các thành phố và khu công nghiệp, lượng khí thải từ hoạt động giao thông, sản xuất đã giảm rất nhiều trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, khi những hạn chế được nới lỏng, ô nhiễm không khí đã gia tăng trở lại.

Ô nhiễm không khí làm tình trạng Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn

Không chỉ tác động tiêu cực đến môi trường, ô nhiễm không khí còn gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, bao gồm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim và ung thư.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy ô nhiễm không khí cũng có thể ảnh hưởng đến não và gây ra một số bệnh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của vấn đề sẽ phụ thuộc vào loại chất và nồng độ chất ô nhiễm.

Theo kết quả từ một nghiên cứu ở Anh, việc tiếp xúc lâu dài với nồng độ bụi mịn PM2.5 và NO2 sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc Covid-19 tương ứng là 12% và 5%.

Một trong những nguyên nhân ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 là nó khiến khả năng phòng vệ của hệ hô hấp trở nên suy yếu. Việc tiếp xúc lâu dài với bụi mịn sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch và gây tổn thương cho phổi, từ đó khiến mọi người dễ bị mắc Covid-19 hơn.

Không những vậy, ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm virus của hệ thống miễn dịch. Nếu hít thở thường xuyên trong môi trường có nồng độ bụi mịn PM2.5, tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể sẽ bắt đầu tăng lên.

Cụ thể, cytokine là các phân tử có chức năng gửi tín hiệu giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Khi mức độ của cytokine gia tăng quá nhiều, nó sẽ dẫn đến hiện tượng "cơn bão cytokine". Lúc này, hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá và tấn công các tế bào khỏe mạnh ngoài virus. Những "cơn bão cytokine" có thể làm cho tình trạng Covid-19 trở nên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ tử vong.

Ô nhiễm không khí ngày càng tăng đặt ra thách thức lớn đối với nhiều quốc gia. Ảnh: The Lancet.

Ô nhiễm không khí khiến Covid-19 dễ xâm nhập vào cơ thể

Theo trang Medical Xpress, Covid-19 có mối liên kết với thụ thể ACE2 để xâm nhập vào tế bào. Trong các nghiên cứu trên động vật, việc phơi nhiễm PM2.5 thường dẫn đến sự gia tăng đáng kể các thụ thể ACE2. Nồng độ bụi mịn PM2.5 có thể làm tăng khả năng Covid-19 xâm nhập vào tế bào ở người.

Nếu tiếp xúc nhiều lần với ô nhiễm không khí, người dân dễ tăng tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường và bệnh tim, từ đó khiến cho tình trạng Covid-19 càng diễn biến nặng hơn.

Cũng theo Medical Xpress, ô nhiễm không khí có thể làm tăng tốc độ lây truyền Covid-19 bằng cách đóng vai trò như vật trung gian mang virus. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn tranh luận về khả năng những giọt bắn từ người bệnh sẽ men theo không khí và di chuyển quãng đường dài, làm tăng sự lây lan của virus.

Medical Xpress khuyên người dân hạn chế hoạt động ngoài trời trong những ngày ô nhiễm cao; thường xuyên kiểm tra các dự báo về chất lượng không khí và cố gắng ra ngoài vào những thời điểm mà mức độ ô nhiễm thấp (như sáng sớm hoặc tối muộn).

Ngoài ra, việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ hoặc đi xe đạp thay vì lái xe máy cũng giúp giảm mức độ tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Nếu ở trong nhà, người dân nên sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Theo Minh Uyên/Zingnews

Tin liên quan

Kiễng chân 10 phút mỗi ngày chữa 4 bệnh nan y

Bàn chân chứa rất nhiều huyệt đạo liên quan đến các bộ phận trong cơ thể, do đó các chuyên...

Virus lạ khiến 3 người tử vong trong vòng 24 giờ

Hàng chục người phải cách ly khi các nhà chức trách của Burundi cố gắng xác định loại virus khiến...

Từ sự việc học sinh nghi ngộ độc ở Hà Nội: Làm gì để an toàn cho trẻ khi dã...

Từ sự cố học sinh bị ngộ độc hàng loạt sau chuyến đi dã ngoại đã dấy lên hồi chuông...

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Theo bác sĩ Võ Quốc Bảo, trẻ bị ngộ độc thực phẩm không được cho uống thuốc cầm tiêu chảy,...

Cách phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt khi mùa hè nắng nóng đến gần

Sốc nhiệt gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt...

Cúm A/H1N1 tăng cao, bác sĩ lên tiếng về việc nhiều phụ huynh cho con đi xét nghiệm để phát...

Virus cúm A/H1N1 có tốc độ lây lan rất nhanh và rất dễ nhầm lẫn với các virus gây bệnh...

Né xa nhiễm trùng đường tiết niệu với chỉ với 1 quy tắc đơn giản ai cũng làm được

Nhiễm trùng đường tiết niệu tấn công phụ nữ có thể gây ra loại cảm giác khó chịu, cản trở...

Tin mới nhất

3 người đẹp Vbiz nổi tiếng nhất Người Ấy Là Ai: Lý Nhã Kỳ cô đơn đếm kim cương, Quỳnh...

7 giờ trước

Khoe ảnh hiếm thời trẻ cùng mẹ ruột, Trấn Thành 'ngã ngửa' vì CĐM gọi tên Trường Giang, cười 'suýt...

7 giờ trước

Hòa Minzy có chị gái ruột xinh đẹp, tài năng không kém, từng nổi tiếng với biệt danh 'Chị kính...

7 giờ trước

Gấp đôi visual: Trương Lăng Hách - Vương Sở Nhiên 'xứng đôi vừa lứa', cân đẹp mọi góc chụp ở...

8 giờ trước

Sử dụng nước hoa hồng đúng cách đánh thức vẻ đẹp làn da

8 giờ trước

Hướng dẫn cách làm tóc thẳng tại nhà đơn giản, bạn nên thử

8 giờ trước

Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại

8 giờ trước

Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?

8 giờ trước

Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình