Nước dừa kỵ với gì là điều không phải ai cũng nắm rõ. Dù nước dừa là loại thức uống rất dễ uống và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào khi sử dụng chung với nước dừa đều tốt mà ngược lại còn có thể làm giảm đi chất dinh dưỡng có trong chúng và dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.
1. Nước dừa kỵ với thực phẩm nào?
+ Chocolate
Còn được gọi với tên khác là socola, đây là loại thực phẩm đầu tiên bạn không nên kết hợp với nước dừa. Vì trong chocolate có chứa một lượng lớn axit oxalic mà trong nước dừa lại chứa nhiều canxi và protein. Do đó, khi kết hợp với nhau chúng sẽ tạo thành canxi oxalat không hòa tan, đồng thời gây ra những cản trở hấp thụ canxi không tốt cho cơ thể.
Nếu vô tình sử dụng chung hai loại thực phẩm này thường xuyên, cơ thể rất dễ bị rơi vào tình trạng đau bụng, tiêu chảy, rụng tóc và đặc biệt là có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ.
+ Thuốc
Thói quen uống thuốc cùng với nước dừa của một số người sẽ trở nên vô cùng tai hại mặc dù vị ngọt của nước dừa sẽ giúp giảm vị đắng và khó uống của thuốc. Một số người còn cho rằng khi kết hợp hai thứ này với nhau sẽ không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chung với nước dừa có thể tạo ra một lớp màng bám quanh thuốc. Bên cạnh đó lượng canxi, magie cũng như các loại khoáng chất khác có trong thuốc sẽ làm giảm công dụng của thuốc, khiến bệnh tình lâu khỏi hơn. Tương tự, bạn cũng không nên uống viên sắt với nước dừa.
+ Đá lạnh
Thật khó tin nhưng thực tế là đá lạnh cũng là thứ kiêng kỵ với nước dừa dù rằng đây là thói quen của rất nhiều người, vì đá lạnh sẽ làm cho nước dừa mát và dễ uống hơn. Tuy nhiên đây là một thói quen sai lầm mà bạn rất cần hạn chế.
Nguyên nhân là do đá lạnh có tính hàn và nước dừa cũng là loại thức uống có tính hàn. Việc dùng chung chúng với nhau sẽ khiến cho cơ thể dễ bị lạnh, gây ra tình trạng đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, cơ thể sẽ ớn lạnh, sốt nhẹ, thậm chí có thể sốt cao gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.
+ Hải sản
Nếu câu hỏi là uống nước dừa nên kiêng ăn gì thì đáp án có hải sản trong đó. Đây là loại thực phẩm đại kỵ đối với người uống nước dừa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong hải sản và nước dừa đều chứa nhiều tính hàn. Nếu như kết hợp hai loại thực phẩm này chung trong một thời điểm thì người dùng sẽ có cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu.
Đặc biệt, những trường hợp bụng yếu, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, người mới ốm dậy hay những trường hợp bị thấp khớp và cảm lạnh thì không nên sử dụng hai loại thực phẩm trên cùng lúc.
2. Ăn sầu riêng uống nước dừa có bị sao không?
Khi được hỏi nước dừa kỵ với món gì thì trong đó có sự xuất hiện của sầu riêng. Đây là loại quả rất giàu protein, vitamin B, C, sắt. Đồng thời trong sầu riêng còn chứa rất nhiều amino acid tryptophan. Vì thế, khi ăn loại quả này sẽ cải thiện hàm lượng serotonin trong não bộ, phòng chứng trầm cảm tự nhiên tốt. Ngoài ra, sầu riêng còn giàu chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn, từ đó phòng chống táo bón hiệu quả.
Nước dừa không chỉ giúp làm đẹp, hỗ trợ làm trắng da mà còn mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe như: bảo vệ tim mạch và hệ tiêu hóa nhờ lượng chất xơ cao. Bên cạnh đó, việc uống nước dừa còn giúp ngăn ngừa vô sinh ở nam giới và phòng chống ung thư hiệu quả.
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được việc kết hợp nước dừa với sầu riêng sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể hoặc dẫn đến tử vong. Ngược lại, nhiều ý kiến còn khuyên nên kết hợp 2 loại quả này với nhau nhằm giúp giảm bớt lượng nhiệt có trong sầu riêng. Bởi loại quả này có tính nóng mà nước dừa lại có tính hàn, vì thế nếu kết hợp sẽ có tác dụng cân bằng nhiệt trong cơ thể nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi uống nước vừa và ăn sầu riêng, bạn nên hạn chế với một số đối tượng bị cao huyết áp, phụ nữ mang thai, người tiểu đường. Bởi khi kết hợp chúng lại thì hàm lượng kali có trong cả hai cao sẽ gây ứ đọng trong cơ thể dẫn đến suy thận rất nguy hiểm. Cũng có trường hợp bị loạn nhịp tim và dẫn tới ngừng tim đột ngột, dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào mà không hề có bất kỳ triệu chứng nào báo trước.
3. Những thời điểm trong ngày bạn không nên uống nước dừa
Bên cạnh quan tâm uống nước dừa kỵ gì để tránh thì thời điểm uống nước cũng rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Hãy cùng tham khảo thời gian nào trong ngày không nên uống nước dừa nhé!
+ Không uống nước dừa khi vừa đi nắng về
Theo dân gian truyền miệng thì nước dừa không phải loại nước nên uống khi vừa đi nắng về, vì dễ gây tình trạng "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp là đầy bụng, ớn lạnh, muốn sốt, thậm chí sốt cao.
Đặc biệt, những người vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc mất sức, nặng nhọc thì càng không nên vội vã uống nước dừa, vì có thể dẫn đến việc giảm sức dẻo dai, tay chân buồn rũ và phản xạ kém nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải để cơ thể nghỉ ngơi trước và khi uống thì từ từ từng chút một.
+ Không nên uống nước dừa vào buổi tối muộn
Buổi tối muộn là thời điểm bạn không nên uống loại nước này vì cơ thể sau một ngày làm việc đã mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào lúc này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có nguy cơ bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh, xương khớp cũng rã rời và cảm thấy đuối sức.
Thời điểm thích hợp để uống nước dừa nhất trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể. Và cũng không nên uống lúc bụng quá đói hoặc quá no.Khi uống nên cho thêm một ít muối để giúp dạ dày dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
4. Uống nước dừa bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng nước dừa như một loại nước giải khát, không nên uống quá nhiều trong một khoảng thời gian dài. Trong hai quả dừa sẽ chứa đến 140 Kcal năng lượng.
Điều này sẽ gây nên tình trạng béo phì, thừa cân và là tạo thêm áp lực cho thận. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống nước dừa đúng lúc, đúng cách với liều lượng hợp lý.
>>> Xem thêm:
- Sau sinh có nên uống nước dừa? Nên uống khi nào là tốt nhất?
- Uống nước dừa hàng ngày có tốt không? Và uống bao nhiêu là đủ?
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc chung để bảo vệ sức khỏe là lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày tốt nhất không nên vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, chỉ nên ở khoảng 180-200 kcal. Vì thế, khi đã uống nước dừa, chúng ta nên hạn chế ăn các loại hoa quả, đồ uống có nhiều đường.
Như vậy, qua bài viết trên hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi nước dừa kỵ với gì cũng như các loại thực phẩm nào không nên kết hợp cùng nước dừa. Những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn biết cách uống nước dừa hợp lý nhất để đảm bảo giữ nguyên được dưỡng chất có trong chúng.