Thông tin từ Báo Thanh Niên trước đó, khoảng 7 giờ sáng 26.9, em Đ.V.G.H (lớp 9A2) vào tiết học thể dục với nội dung chạy ngắn, chạy bền. Đến khoảng 7 giờ 30 phút, em H. chạy bền được một vòng khoảng 250 m rồi đi bộ về đích thì có biểu hiện loạng choạng và té xuống.
Phát hiện sự việc, giáo viên dạy thể dục đã lập tức sơ cứu và gọi nhân viên y tế nhà trường đến hỗ trợ. Sau đó, nhà trường đã gọi xe cấp cứu và báo tin cho mẹ em H. cùng đến, đưa nữ sinh đến Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh (TP.Buôn Ma Thuột). Dù các bác sĩ tại bệnh viện đã nỗ lực thực hiện các biện pháp cấp cứu nhưng đến khoảng 10 giờ sáng cùng ngày 26.9, em H. đã tử vong.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thảo, Phó hiệu trưởng Trường THCS Tân Lợi, cho biết trước thời điểm xảy ra sự việc, em H. hoàn toàn khỏe mạnh, đi học bình thường. Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ việc, nhà trường được bác sĩ trao đổi em H. mắc bệnh lý tim mạch tiềm ẩn.
Cũng theo Báo Lao Động, lãnh đạo trường THCS Tân Lợi (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) xác nhận, sáng cùng ngày gia đình em Đ.V.G.H (không may tử vong trong giờ học thể dục - PV) đã đưa cháu về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong hành trình đưa thi thể em H đi an táng, nhà trường cũng đã có trao đổi với gia đình và thống nhất đoàn xe tang sẽ đi ngang qua trường tiểu học Tân Lợi để các thầy cô và nhất là các em học sinh lớp 9A2 có thể tạm biệt bạn lần cuối cùng.
Theo PGS.TS.BS.CKII, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh, chuyên gia Tim mạch hơn 40 năm kinh nghiệm tại Thu Cúc TCI thông tin trên Báo Dân Trí cho biết, do những triệu chứng của bệnh tim không phải lúc nào cũng rõ nét, nhất là ít biểu hiện, biểu hiện không điển hình ở giai đoạn đầu nên nếu người bệnh không chú ý hoặc không chủ động thăm khám thì rất dễ bỏ sót bệnh, khiến bệnh tim có thể trầm trọng và gây biến chứng.
Bệnh mạch vành thường liên quan đến sự hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông trong lòng động mạch, gây tắc hẹp động mạch vành. Nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng gây nhồi máu cơ tim.
Theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh mạch vành chiếm khoảng 11% - 36%, trong đó nhiều trường hợp có biến chứng nhồi máu cơ tim.
Các trường hợp quai động mạch chủ vồng thường xảy ra do tuổi tác hoặc là hậu quả của bệnh tăng huyết áp lâu ngày. Các trường hợp này thường không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, có thể gây giãn, phình quai động mạch chủ. Quai là phần yếu nhất của động mạch này nên hiện tượng phình, giãn quá mức có thể gây vỡ mạch rất nguy hiểm.
Cũng theo báo Thanh Niên, bác sĩ lưu ý không nên cho rằng huyết áp tăng lên là do làm việc quá sức hoặc thay đổi thời tiết trong khi điều kiện sức khỏe bình thường, trường hợp này rất cần đi khám bệnh. Bên cạnh đó, các vấn đề về rối loạn nhịp tim cũng rất đáng lưu ý.
"Khi rối loạn nhịp tim xảy ra, nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim sẽ tăng lên. Cục máu đông này có thể tách ra, di chuyển và hầu như làm tắc lòng mạch của bất kỳ mạch máu nào. Đó có thể là động mạch vành nuôi tim, và sẽ dẫn đến một cơn đau tim; là động mạch não và sẽ có đột quỵ; là động mạch thận và sẽ có nhồi máu thận, dù hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra; là động mạch mạc treo và sẽ có huyết khối ruột", bác sĩ Napalkov giải thích.
Chóng mặt cũng có thể liên quan đến chứng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, bác sĩ khuyến cáo nên đặc biệt chú ý đến điều này từ tuổi trung niên.
Ông lưu ý đó có thể là một biểu hiện không điển hình của nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.