Phụ Nữ Sức Khỏe

Nữ bệnh nhân bị gãy đốt sống vì chủ quan với bệnh xương khớp, đây là dấu hiệu ngầm cảnh báo bệnh!

Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì đặc hiệu, người bệnh không biết mình bị loãng xương cho đến khi gặp các biến chứng như xẹp xương, gãy xương...

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 70 triệu người bị loãng xương, ảnh hưởng đến 30% số phụ nữ và 20% số nam giới trên 50 tuổi. 

Theo TS-BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện ĐH Y Dược, hiện nay, ước tính có khoảng 80% người bệnh loãng xương chưa được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Trường hợp gần đây nhất, các bác sĩ đã điều trị cho một bệnh nhân 80 tuổi bị gẫy đốt sống dù chỉ với một chấn thương nhẹ.

Bác sĩ Cao Thanh Ngọc thăm khám và tư vấn cho người bệnh

Bệnh nhân là bà N.T.H.L (80 tuổi, Đồng Nai) được đưa đến viện khám sau khi bị ngã trên nền đất. Tại bệnh viện, bà L. được chụp X-quang cột sống thắt lưng và đo mật độ xương.

Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy người bệnh bị loãng xương nặng dẫn đến giảm mật độ xương, bị gãy xương đốt sống dù chấn thương nhẹ. Bác sĩ tiến hành điều trị tích cực với mục tiêu giảm đau, cải thiện vận động.

Bên cạnh đó, bà L. được tạo hình thân đốt sống bằng bơm xi măng sinh học để tránh biến chứng gù, trượt đốt sống vì loãng xương. Sau 2 ngày, người bệnh giảm đau rõ rệt và phục hồi vận động tích cực.

Bác sĩ nhấn mạnh té ngã là nguyên nhân chính gây gãy cổ xương đùi, gãy lún đốt sống ở những bệnh nhân loãng xương. 

Dấu hiệu của bệnh loãng xương, rất nhiều người không biết

Theo các chuyên gia y tế, quá trình loãng xương diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì đặc hiệu, người bệnh không biết mình bị loãng xương cho đến khi gặp các biến chứng như xẹp xương, gãy xương. 

Ảnh minh họa

Thông thường, bệnh loãng xương có các biểu hiện:

- Đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, cảm giác đau như châm chích toàn thân, khi về đêm cường độ đau tăng, nghỉ ngơi không hết.

- Đau quanh cột sống, có thể lan sang một hoặc hai bên mạn sườn, khi thay đổi tư thế có thể gây đau, giật cơ, lúc nằm yên cảm thấy dễ chịu hơn.

- Hình dáng cơ thể bị thay đổi, lưng bị gù, chiều cao bị giảm so với lúc trẻ.

- Cảm giác lạnh, hay bị chuột rút ở các cơ, ra mồ hôi, ớn lạnh.

Bênh loãng xương nguy hiểm thế nào?

Bệnh loãng xương nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, các hậu quả của loãng xương có thể gây ra rất nặng nề. Hậu quả nguy hiểm nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ dẫn đến gãy xương.

Người bệnh loãng xương sẽ bị tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, biến chứng hô hấp, viêm phổi,... do phải thường xuyên nhập viện điều trị, do phải bất động vì nứt xương, gãy xương.

Một số biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.

Ảnh minh họa

Điều trị loãng xương đừng nghĩ chỉ bổ sung canxi và vitamin D là đủ

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Cao Thanh Ngọc, trong điều trị loãng xương việc bổ sung các chất cung cấp sức mạnh cho xương như canxi và vitamin D là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, người bệnh không nên nhầm tưởng bị loãng xương chỉ cần uống canxi là ổn. Bác sĩ Ngọc cho biết canxi chỉ như “vật liệu xây dựng” điều trị hỗ trợ. Để những vật liệu này phát huy tác dụng, bệnh nhân cần có thuốc đặc trị.

Thuốc đặc trị dựa trên cơ chế ức chế sự hủy xương hoặc tăng cường sự tạo xương. Tùy từng trường hợp và bệnh lý đi kèm, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh loại thuốc hay phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống cân đối với đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh; tăng cường các bài tập rèn luyện sức cơ và khả năng thăng bằng như yoga, đạp xe đạp; tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá.

Theo M.H (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Đeo tai nghe thường xuyên có bị hỏng thính giác không?

Tai nghe có thể là một phần trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Vậy tai nghe loại nhét...

Từ vụ tử vong khi đang chạy bộ: Lời khuyên hữu ích

Trước trường hợp người đàn ông tử vong khi chạy bộ, giảng viên bộ môn điền kinh đã đưa ra...

Những bệnh tiềm ẩn nào khiến bạn thường xuyên thức giấc lúc 3, 4 giờ sáng?

Nếu sáng nào bạn cũng tỉnh giấc đều đặn vào lúc 3 - 4 giờ, sau đó không thể chìm...

Mất mạng vì... nặn mụn?

Điều này hiếm gặp, nhưng theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, nặn mụn ở vùng 'tam giác nguy hiểm'...

Cách ngăn ngừa 'sát thủ thầm lặng' trong giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng ngày càng phổ biến, nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng...

Người phụ nữ ngất xỉu khi xuống xe khách, bị vỡ thai ngoài tử cung

Người phụ nữ trẻ khi vừa xuống xe tại bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) thì đột nhiên ngất xỉu,...

Tập thể dục rất tốt nhưng không nên tập trong 4 thời điểm này vì sẽ làm tổn thương nhiều...

Theo các chuyên gia sức khỏe, 4 thời điểm dưới đây được coi là khoảng thời gian bạn nên nghỉ...

Tin mới nhất

Cận cảnh tình trạng nước cạn đáy, gần 200 tấn cá chết thối, nổi trắng hồ Sông Mây

3 giờ trước

Giá xăng tăng tiến sát 25.000 đồng/lít kể từ chiều ngày 2/5/2024

3 giờ trước

Thử thách tìm 5 quả dứa trong căn phòng cổ điển: Nếu làm được chứng tỏ bạn có kĩ năng...

3 giờ trước

Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu trò mời nước pha thuốc an thần khiến nạn nhân mê man rồi...

3 giờ trước

Mất việc, bị bỏ rơi giữa đèo Hải Vân, đôi nam nữ gặp điều bất ngờ giữa đêm tối

3 giờ trước

Người phụ nữ bị vu oan bán 500 nghìn/ 3 quả dứa: “Ở quê người ta bảo tôi tham, bán...

3 giờ trước

Lưu luyến Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024

6 giờ trước

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Vàng SJC có thể giảm sâu sau kỳ nghỉ lễ

10 giờ trước

Sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’, hàng chục triệu người dân miền Bắc mừng ‘rơi nước mắt’ đón tin...

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình