Phụ Nữ Sức Khỏe

Đeo tai nghe thường xuyên có bị hỏng thính giác không?

Tai nghe có thể là một phần trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Vậy tai nghe loại nhét tai (earbud) có gây hại cho thính giác của bạn nhiều hơn không?

Theo Healthline, đeo tai nghe nhét tai khi nghe nhạc hoặc podcast có thể là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, nó có thể không phải là điều tốt nhất cho thính giác của bạn.

Theo phân tích gần đây, mức độ tiếng ồn cao có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe kém trong tương lai.

Trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên có thể đặc biệt gặp nguy hiểm nếu họ thường xuyên nghe nhạc nhiều giờ mỗi ngày với âm lượng vượt quá giới hạn sức khỏe là 70 decibel. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng khoảng 50% số người từ 12 đến 35 tuổi có nguy cơ bị mất thính lực do tiếp xúc quá lâu và quá mức với âm thanh lớn, chẳng hạn như âm nhạc nghe qua thiết bị âm thanh cá nhân.

Khi sử dụng tai nghe, bạn lưu ý sử dụng ở mức độ âm thanh thấp nhất có thể mà bạn vẫn nghe thấy (Ảnh minh họa: Getty Images).

Trên New York Times, Tiến sĩ Cory Portnuff, nhà thính học tại Bệnh viện Đại học Colorado (Mỹ), cho biết, ý tưởng cho rằng tai nghe nhét tai có hại cho thính giác hơn các loại tai nghe khác là sai lầm.

Quan niệm sai lầm này bắt nguồn từ suy nghĩ rằng, vì tai nghe nằm sâu hơn trong tai bạn nên nó sẽ gây ra nhiều tổn hại hơn so với thứ nằm xa hơn.

Theo ông, thật hợp lý khi chúng ta nghĩ rằng tai nghe nhét tai có hại cho thính giác của chúng ta hơn vì chúng truyền âm thanh thẳng vào ống tai, trong khi các kiểu tai nghe đặt gần hoặc trên tai lại truyền âm thanh từ khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng là âm lượng ở màng nhĩ của bạn chứ không phải âm lượng đến từ đâu.

Tiến sĩ Portnuff cho biết, nếu bạn đang cố gắng ngăn ngừa tình trạng tổn thương thính giác khi sử dụng tai nghe thì có một quy tắc đơn giản. Nó được gọi là 80-90, bạn có thể nghe một cách an toàn ở mức 80% âm lượng tối đa trong 90 phút mỗi ngày.

"Nếu bạn nghe ở mức âm lượng nhỏ hơn, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn, nếu bạn nghe ở mức độ to hơn, bạn sẽ có ít thời gian hơn. Nói chung, nếu bạn đang nghe ở mức âm lượng tối đa 60% hoặc thấp hơn, bạn có thể nghe một cách an toàn cả ngày mỗi ngày", ông nói thêm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trung bình, mức âm lượng của thiết bị nghe cá nhân đạt tối đa từ 105 đến 110 decibel.

Ở mức âm lượng cao nhất là 80%, tức là khoảng 85 decibel, tiếng ồn sẽ ngang bằng với tiếng ồn của máy cắt cỏ chạy bằng xăng hoặc âm thanh giao thông trong thành phố từ bên trong ô tô. 

CDC lưu ý rằng để ngăn ngừa tình trạng mất thính lực do tiếng ồn, bạn nên tránh tiếp xúc lâu với âm thanh xung quanh trên 70 decibel (như tiếng máy giặt hoặc máy rửa chén).

Nhưng tiếng ồn môi trường từ 60 decibel trở xuống (như từ một cuộc trò chuyện bình thường hoặc tiếng ồn của máy điều hòa) thường sẽ không gây tổn hại thính giác.

Tiến sĩ Daniel Fink, bác sĩ nội khoa và chủ tịch một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giảm tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe, cho biết: "Không có cái gọi là tai nghe an toàn, đặc biệt là khi có rất nhiều người phải tăng âm lượng để bù đắp cho môi trường ồn ào xung quanh họ".

Theo Tiến sĩ Fink, nếu bạn đang sử dụng tai nghe ở một nơi rất ồn ào và bạn có thể nghe thấy nhạc hoặc hiểu những lời đang được nói, thì có thể bạn đã tăng âm lượng đủ cao để vượt qua tiếng ồn xung quanh.

Và điều đó có nghĩa là âm lượng nghe có lẽ phải trên 80 decibel và bạn đang tạo cho mình đủ áp suất âm thanh, đủ decibel để làm hỏng thính giác của mình. 

Để chống lại tiếng ồn xung quanh mà không tăng mức âm thanh, Tiến sĩ Portnuff và Tiến sĩ Fink khuyên bạn nên chọn tai nghe có khả năng chặn tiếng ồn xung quanh.

Những chiếc tai nghe vừa khít và ngăn chặn âm thanh bên ngoài, tai nghe over-ear ôm quanh tai bạn và bất kỳ thiết bị nghe nào có công nghệ khử tiếng ồn đều là những lựa chọn tốt.

Tiến sĩ Portnuff cho biết, điều tốt nhất nên làm là chú ý đến tiếng ồn xung quanh bạn và cách nó ảnh hưởng đến âm thanh truyền đến tai bạn. Một số điện thoại thông minh hoặc tai nghe thông minh sẽ cảnh báo bạn nếu âm lượng của bạn vượt quá mức nghe được khuyến nghị.

Theo ông, tiếng ồn lớn có thể gây tổn hại sớm và không thể phục hồi đến thính giác của bạn, tiếp xúc quá nhiều có thể khiến một người 30 tuổi có thính giác như một người 60 tuổi. Tình trạng mất thính lực cũng thường diễn ra từ từ, nghĩa là mọi người thường không nhận ra điều đó cho đến khi quá muộn. 

Vì thế, bạn hãy nghe ở mức thấp nhất có thể để bạn có thể nghe được nội dung mà bạn muốn nghe.

Làm gì để ngăn ngừa các vấn đề khác ở tai?

Tiến sĩ Sterling N. Ransone Jr., bác sĩ gia đình và Chủ tịch Học viện Bác sĩ Gia đình Mỹ, cho biết quy trình làm sạch có hai phần và cả hai đều quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề ở tai. Điều cần thiết là phải làm sạch và khử trùng miếng đệm tai cũng như mọi phụ kiện silicon để loại bỏ ráy tai tích tụ và tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Ông cho biết ráy tai là một chất tự nhiên giúp bảo vệ đôi tai của chúng ta nhưng nó có thể dễ dàng mắc kẹt trong tai nghe. Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển, chưa kể nó còn làm giảm chất lượng âm thanh của tai nghe.

Tiếp theo, điều quan trọng là phải thông gió cho ống tai (phần giữa tai ngoài và màng nhĩ) và để nó khô sau mỗi lần sử dụng tai nghe. Khi chúng ta bịt kín khu vực đó, độ ẩm sẽ tích tụ và hậu quả bạn sẽ có khả năng bị nhiễm trùng nhiều hơn như bị nhiễm nấm bên trong tai. 

Sau khi chạy, tập thể dục đổ mồ hôi nhiều, bạn cũng nên tháo tai nghe và để vùng tai được khô ráo. 

Bạn cũng cần lưu ý vệ sinh tai nghe thật kỹ, tiêu chuẩn vàng là sau mỗi lần sử dụng hoặc có thể làm một tuần một lần. Để vệ sinh tai nghe bạn có thể dùng khăn lau cồn. Bạn cũng có thể làm sạch tai nghe một cách an toàn bằng khăn mềm, vải hoặc tăm bông và chất khử trùng tự nhiên, chẳng hạn như cồn tẩy rửa hoặc giấm làm sạch nguyên chất.

Dùng vải ẩm, nhẹ nhàng lau sạch ráy tai, mồ hôi hoặc da chết có thể mắc kẹt trong những khoảng trống nhỏ của tai nghe. Bạn có thể cần sử dụng đầu tăm bông để tiếp cận các rãnh hơn.

Trước khi đeo lại vào tai, hãy luôn kiểm tra tai nghe để đảm bảo chúng không còn ráy tai và hơi ẩm. Khi không sử dụng, hãy bảo quản chúng ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

Theo Hà An/Dân Trí

Tin liên quan

Tránh thói quen này vì chúng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Theo NDTV, cần tránh một số thói quen như bỏ bữa, ngủ ít, tiêu thụ quá nhiều caffeine, lối sống...

8 bất thường cho thấy hệ miễn dịch đang suy yếu nhanh, bệnh tật sắp ập tới

Khi hệ miễn dịch suy yếu, khả năng tự bảo vệ của cơ thể cũng bị phá vỡ. Nhân cơ...

Nghiện rượu, nhiều người nhập viện tâm thần vì hoang tưởng, ảo giác

Người bệnh đi khám để điều trị các rối loạn tâm thần do nghiện rượu phần nhiều do buồn, căng...

Căn bệnh gây đột quỵ, nguy cơ tử vong đến 50%: Thấy đau đầu đừng chủ quan

Bác sĩ cảnh báo, đây là bệnh lý khá thường gặp, gây nên bệnh đột quỵ và có nguy cơ...

Cô gái trẻ bị bệnh động kinh nhưng cứ tưởng do ma quỷ nhập

Thấy con gái bị lên cơn động kinh nhiều lần, người nhà chị N nghĩ do ma quỷ nhập...

Người đàn ông 47 tuổi suy hỏng thận vì sai lầm 'tai hại' gặp ở rất nhiều người

Được phát hiện sỏi thận cách đây 1 năm nhưng người đàn ông không điều trị mà chỉ uống thuốc...

Nghẹt mũi một bên là bệnh gì?

Cảm giác bị nghẹt một bên mũi thậm chí còn khó chịu hơn so với việc tắc cả hai bên...

Tin mới nhất

Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt

1 giờ trước

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 18 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 22 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình