Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhược thị - Căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm

Nhược thị là thuật ngữ y học dùng để chỉ sự phát triển kém về mặt chức năng của cơ quan thị giác, rất thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị nhược thị có thị lực kém ở một hoặc cả hai mắt lâu dần có thể dẫ đến mất hẳn thị lực.

Em T. (15 tuổi, Thủ Đức) phát hiện thị lực một bên mắt của mình chỉ còn 3/10 trong một đợt khám tổng quát của trường. Sau đó, gia đình em tìm đến gặp bác sĩ tại bệnh mắt TP.HCM thì được chuẩn đoán nhược thị do viễn thị. Tuy nhiên, ở lứa tuổi của em thì hiện nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng nhược thị.

Nhược thị - biểu hiện và nguyên nhân

Mắt nhược thị hay còn gọi là “mắt lười” là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác.  Nếu phát hiện quá muộn, nhất là khi trẻ sau 13 tuổi sẽ không thể thay đổi tình trạng tổn thương thị lực, thậm chí mù mắt.

Bệnh nhược thị biểu hiện rất ít triệu chứng có thể nhận thấy, vì việc suy giảm thị lực hầu như chỉ xảy ra một bên mắt, khiến bệnh trở thành một căn bệnh khó phát hiện. Người bị bệnh nhược thị sẽ có hai mắt không đối xứng, lâu dần sẽ khiến một trong hai mắt từ việc bị giảm đến mất hẳn thị lực.

Nhược thị do tất khúc xạ về mắt. Ảnh internet

Nguyên nhân nhược thị thường gặp nhất là lác mắt, sau đó là do tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) gây ra. Các nguyên nhân khác như: tắc nghẽn trục nhìn của một bên mắt như bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sa mí mắt, cườm mắt, sẹo giác mạc, sụp mi bẩm sinh nặng... nếu không được điều trị đúng thời điểm cũng gây nên nhược thị.

Trẻ bị nhược thị thường có một số biểu hiện như một bên mắt to lồi to hơn mắt còn lại, hay nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, nheo mắt và thường xuyên cảm thấy mỏi mắt,...Nhược thị thường chỉ gây ảnh hưởng đến một bên mắt nên việc phát hiện bệnh không hề dễ dàng, vì mọi hoạt động thị giác sẽ được tập trung bằng mắt còn lại, chính bản thân người bệnh cũng khó có thể phát hiện ra. 

Cần phát hiện sớm nhược thị

Nhược thị cần được phát hiện sớm để can thiệp điều trị kịp thời cho trẻ. Ảnh internet

Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ mang đến khả năng điều trị thành công cao. Điều trị nhược thị cho trẻ trước 4 tuổi chỉ mất 1-3 tháng để giúp bé hồi phục thị lực, nhưng khi trẻ đã ở độ tuổi 7-8 thì việc phát hiện bệnh và cơ hội chữa khỏi rất khó khăn. Những người ở độ tuổi trưởng thành khi phát hiện bệnh thì thị lực giảm chỉ còn 2/10 đến 3/10, lúc này việc chữa trị chỉ cải thiện được một phần, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cuộc sống và sức khỏe lâu dài.

Các bậc phu huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ để can thiệp kịp thời những vấn đề về mắt. Qua thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực và can thiệp hợp lý như phẫu thuật thủy tinh thể, phẫu thuật sụp mi, điều trị lác mắt,...cùng với đó là lên phác đồ điều trị nhược thị. 

Yếu tố then chốt trong việc điều trị nhược thị cho trẻ là phát hiện chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi, sự kết hợp và chăm sóc giữa bác sĩ và gia đình.

Khi đã xác định trẻ bị bệnh, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập "bịt mắt lành, tập mắt bệnh" tại nhà. Tuy đây là phương pháp cổ xưa nhưng lại là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất do có hiệu quả nhanh và dễ thực hiện. Khuyến khích trẻ luyện tập mắt bằng cách che một bên mắt bình thường và để mắt kia hoạt động, tối đa 2 giờ mỗi ngày. Sau khi đã điều trị bệnh ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc có quá trình theo dõi lâu dài để tránh tái phát.

Che mắt lành, tập mắt bệnh đang là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trong điều trị nhược thị. Ảnh internet

Bên cạnh đó, việc bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt như: A,C,E, Omega 3... thông qua chế độ ăn uống đầy đủ, đồng thời kết hợp chế độ học tập, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho bé cải thiện tình trạng nhược thị.

Thương Trần (TH)

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi đồng chia sẻ toàn diện về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

Bệnh tan máu – Thalassemia có tính di truyền, nghĩa là trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ đã...

Bác sĩ Nhi đồng mách mẹ cách chăm sóc mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là hiện tượng khá phổ biến nên các mẹ cần trang bị cho mình...

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình mẹ phải làm sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trong những tuần đầu tiên hay vặn mình, ngủ không sâu giấc....

Đếm nhịp thở trẻ sơ sinh, phát hiện sớm bệnh viêm phổi

Đếm nhịp thở của trẻ có thể giúp mẹ phát hiện bé có bị viêm phổi hay không để có...

10 kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn và đầy đủ nhất không phải ai làm mẹ cũng biết

Mẹ chỉ cần trang bị 10 kĩ năng sau đây, việc chăm sóc bé sơ sinh sẽ vô cùng đơn...

Điểm danh những đồ dùng cần thiết mẹ nên mua cho trẻ sơ sinh để yên tâm 'vào ổ'

Thời điểm dự sinh đến gần, mẹ cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết gì cho trẻ sơ sinh...

Mức độ nguy hiểm của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh theo ý kiến bác sĩ Nhi

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương cho biết trẻ sơ sinh bị vàng...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 5 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình