Phụ Nữ Sức Khỏe

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn dặm mẹ cần biết

Trong độ tuổi ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm gây dị ứng hoặc tồn tại các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và não bộ của bé.

Theo các chuyên gia, 3 năm đầu đời của bé là giai đoạn vàng để tạo nền tảng cho sự phát triển sức khỏe, trí tuệ. Trong độ tuổi này, mẹ cần cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé với đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý danh sách những thực phẩm không nên cho trẻ ăn dặm dưới đây.

Có những thực phẩm trẻ trong độ tuổi ăn dặm không nên ăn - Ảnh minh họa: Internet

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn dặm

Muối

Mẹ nêm muối vào cháo và thức ăn dặm sẽ tập thói quen cho bé ăn nhiều muối khi lớn lên. Hậu quả là bé sẽ có nguy cơ mắc các căn bệnh huyết áp, tim mạch. Bên cạnh đó, chức năng thận của trẻ em dưới 1 tuổi còn chưa hoàn chỉnh, việc ăn nhiều muối có thể tăng gánh nặng cho thận.

Mẹ không nên nêm muối vào các món ăn dặm của con - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây thương tổn cho não bộ trẻ. Lượng muối trong các thực phẩm tự nhiên (ngũ cốc, hoa quả, thịt, cá, trứng, rau củ…) đã đủ cung cấp cho cơ thể bé. Do đó, mẹ không cần nêm muối vào đồ ăn dặm của con.

Rau sống

Trẻ dưới 3 tuổi ăn rau sống có thể gây nghẹn, hóc. Để bé có thể hấp thu được dưỡng chất từ rau củ tươi trong độ tuổi ăn dặm cách tốt nhất mẹ nên nấu chín.

Trái cây họ cam quýt

Cam, chanh, bưởi và một số loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C, canxi, kali. Tuy nhiên, nồng độ axit cao trong những loại trái cây này có thể ảnh hưởng đến dạ dày bé, gây ra tình trạng xót ruột hoặc rối loạn tiêu hóa. Do đó, trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn các loại trái cây họ cam quýt.

Các loại hạt chưa tách

Trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ bị hóc khi ăn dặm bằng các loại hạt - Ảnh minh họa: Internet

Các loại hạt rất giàu chất xơ, vitamin E và một số dưỡng chất cần thiết khác rất tốt cho phụ nữ đang mang thai và trẻ từ 5 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trẻ dưới 15 tháng tuổi ăn các loại hạt này có có thể gây ngạt đường thở, nghẹn thực quản.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng rất giàu protein tốt cho sức khỏe người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Thế nhưng trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn lòng trứng trắng vì vi khuẩn có trong thực phẩm này có thể gây rối loạn tiêu hóa và một số biến chứng nguy hiểm khác ở trẻ.

Thịt đóng hộp

Giăm bông và các loại thịt đóng hộp không tốt cho các bé trong độ tuổi ăn dặm - Ảnh minh họa: Internet

Các loại thịt đóng hộp như giăm bông, thịt muối, xúc xích chứa nhiều muối và chất phụ gia hoàn toàn không phù hợp với các bé trong độ tuổi ăn dặm. Mẹ không nên cho bé ăn tất cả các loại thịt đóng hộp để hạn chế các trường hợp ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột, các bệnh tim mạch và huyết áp.

Hải sản

Trẻ dưới 1 tuổi ăn một số loại hải sản như tôm, cua, sò có khả năng bị dị ứng. Hàm lượng thủy ngân cao trong những thực phẩm này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và não bộ của bé. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm bằng các loại hải sản.

Mật ong

Mật ong rất tốt cho sức khỏe của người lớn nhưng lại không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi. Loại thực phẩm này không gây dị ứng nhưng có thể gây ngộ độc cho trẻ vì trong thành phần chứa chất botulinum.

Sữa tươi nguyên kem

Thành phần chính của sữa tươi nguyên kem là lactose và đạm sữa bò. Hai chất này là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng và làm bé khó tiêu (ngoại trừ sữa chua và phô mai). Loại sữa này còn cản trở quá trình hấp thu sắt trong cơ thể bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Nước ép trái cây

Các loại nước ép trái cây đóng gói chứa nhiều chất bảo quản khiến bé không có khả năng tiêu hóa được, cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó, mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi uống nước ép trái cây. Nếu muốn bổ sung nước hoa quả tươi vào thực đơn ăn dặm của bé mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.  

Bơ đậu phộng

Mẹ không nên thêm bơ đậu phộng vào khẩu phần ăn của bé đang ăn dặm - Ảnh minh họa: Internet

Cấu tạo đặc dính của bơ đậu phộng là nguyên nhân có thể khiến bé bị nghẹn, hóc và gây nên một số vấn đề về răng miệng.

Minh Cát (T.H)

Tin liên quan

Chuyên gia dinh dưỡng mách mẹ cách bảo quản rau củ đúng cách cho bé ăn dặm

Rau củ mua về cho bé ăn dặm có thể nhanh chóng bị mất đi các vitamin và dưỡng chất...

Muốn con sáng mắt, thông minh mẹ đừng quên món cà rốt nghiền cho bé ăn dặm

Cà rốt nghiền là món ăn kích thích vị giác, giúp bé ăn dặm ngon hơn, cung cấp đầy đủ...

Các cách chế biến món ăn dặm bằng khoai tây cho bé 7 tháng tuổi tăng cân vù vù

Khoai tây là món ăn giàu dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bé phát triển...

Cách nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm cực kỳ bổ dưỡng, giúp con liên tục tăng cân

Cháo bí đỏ nấu cùng thịt bò, lươn, tôm… được chế biến theo những cách vô cùng đơn giản cho...

Cách nấu cháo mực ăn dặm cho bé lười ăn, kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả

Nấu cháo mực với cà rốt, bí đỏ hoặc đậu xanh… là những cách kết hợp khéo léo để trẻ...

Mách mẹ cách chế biến các món ăn dặm từ cải bó xôi cho bé 

Sẽ là thiếu sót nếu khẩu phần ăn dặm hàng ngày cho bé thiếu đi những món ăn chế biến...

Mách mẹ cách làm bánh donut trà xanh thơm ngon, xốp mềm cho bé

Bé sẽ thích thú với những chiếc bánh donut trà xanh do chính tay mẹ chế biến với những cách...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 6 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình