Phụ Nữ Sức Khỏe

Những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất, đầu năm hội FA nhớ rủ nhau đến để "thoát ế"

Những người đang mong muốn tìm được một nửa của mình hãy đến những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất này nhé, biết đâu khi đi thì lẻ bóng nhưng khi về lại có đôi!

Chùa Hà (Hà Nội)

Đây là một ngôi chùa cầu duyên có tiếng giữa lòng Hà Nội. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước tọa lạc ở thôn Bối Hà, xã Dịch Vọng, Huyện Từ Liêm, nay làng lên phố nên chùa thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Cũng không biết từ bao giờ, nguyên cớ từ đâu nhưng với nhiều nam thanh, nữ tú, muốn cầu duyên cho bản thân thì chùa Hà là điểm đến đầu tiên, họ tin sự linh nghiệm tại đây.

Cũng không cứ ngày Tết, mà bất kể khi nào, nhất là vào ngày Rằm, ngày mồng 1, nếu có dịp ghé thăm chùa Hà, bạn không khỏi ngạc nhiên vì có rất nhiều bạn trẻ (đa số trong đó là các bạn nữ) tới để dâng hương, xin sớ, xem quẻ cầu duyên.

Đi chùa cầu duyên ở đâu thiêng nhất?

Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng có thể có muộn hơn. Vì trong các sách nói về di tích của Thăng Long – Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ 20 như Thăng Long cổ tích khảo, Long Biên bách nhị vịnh, Tây Hồ chí, Hà Thành linh tích cổ lục,…đều không ghi chép về di tích này.

Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích Lịch sử Văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996. Ngoài ra, tại sân phủ có một cây si cổ thụ cũng đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”, và ở kề bên phủ còn có đền Kim Ngưu thờ Trâu Vàng theo truyền thuyết.

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội. Chính vì điều này mà ngày người ta đi Phủ Tây Hồ không chỉ để cầu tài lộc mà còn để cầu duyên.

Chùa Ông

Chùa Ông là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất đất Sài Thành, nằm lọt thỏm giữa một vùng đô thị thương mại sầm uất trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có rất nhiều tên gọi khác như Nghĩa An Hội Quán hay chùa Minh Hương.

Tuy rằng, không không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng gần xa. Thế nên nó là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện vào mỗi dịp rằm/lễ, Tết.

Cứ mỗi dịp đầu năm, người người lại đổ về đây để hành phương và cầu nhiều điều tốt lành trong cuộc sống và đương nhiên, không thể thiếu việc cầu duyên cho những bạn trẻ đang thực sự muốn tìm một nữa kia cho mình hi vọng một kết quả hạnh phúc, viên mãn.

Chùa Phước Hải (Chùa Ngọc Hoàng)

Chùa Phước Hải được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900 với diện tích hơn 2.000 m2. Ban đầu, ngôi chùa này có tên là chùa Ngọc Hoàng, sau đó đến năm 1984 chùa đổi tên thành Phước Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994.

Từ thời xa xưa nay ngôi chùa này đã nức tiếng khắp Sài Gòn về sự linh thiêng và thường được người dân đến cầu cho việc làm ăn thuận lợi, bình an, phước đức và đặc biệt là cầu con. Người ta còn ghé ghé tai nhau nếu bạn muốn cầu con hay cầu cho tình duyên mau tới thì bạn phải thật thành tâm và sờ vào ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ được như ý muốn.

Mới đây, ngôi chùa này còn được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé tới nhân chuyến thăm Việt Nam. Chính vì thế ngôi chùa này ngày càng có nhiều người ghé thăm vào mỗi dịp lễ, Tết, và ngay cả những ngày thường nữa đấy.

Chùa Duyên Ninh (Ninh Bình)

Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở thôn Chi Phong xã Trường Yên. Trên đường từ Tràng An đến chùa Bài Đính. Thuở xa xưa, Duyên Ninh Tự là nơi vui chơi của các công chúa thời Đinh Lê.

Chính nguồn gốc về các cô công chúa, về gia đình hạnh phúc xa xưa của bậc vua chúa nhà Lý mà chùa sau này trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu may. Đặc biệt không thể không kể tới việc cầu duyên và cầu tự hiếm muộn con cái.

Theo Vũ Ngọc/Khoevadep

Tin liên quan

Văn khấn cúng lễ Tất niên Tết Canh Tý 2020 đầy đủ

Bài văn khấn cúng lễ Tất niên mang nhiều ý nghĩa, giúp gia chủ nguyện cầu những may mắn, an...

Chưng những loại cây này trong nhà vào dịp Tết sẽ 'chiêu dụ' Thần Tài, tiền bạc đổ về ngập...

Vào dịp Tết, gia chủ chưng những loại cây phong thủy này trong nhà sẽ có một năm hưng thịnh,...

Tết đến rồi, cùng tìm hiểu đầu năm ăn gì cho may mắn

Trong ngày Tết, bạn đừng quên chuẩn bị sẵn các thực phẩm này trong nhà. Chúng vừa ngon miệng vừa...

Những câu chúc Tết ý nghĩa nhất cho người yêu dịp năm mới 2020

Năm mới, những câu chúc Tết thay lời muốn nói của những người yêu thương trao cho nhau để cùng...

Cùng tìm hiểu những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam được lưu giữ muôn đời nay

Tết không chỉ là dịp chào tạm biệt năm cũ, đón năm mới. Tết là đoàn viên, sum họp, trân...

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục 3 miền của người Việt

Mâm ngũ quả mang nhiều ý nghĩa và không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình dịp Tết đến....

Tết đến rồi! Học cách trình bày đĩa trái cây đẹp ngay thôi

Bạn cứ nghĩ rằng để trình bày một đĩa hoa quả đẹp sẽ mất rất nhiều công sức, đòi hỏi...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình