Phụ Nữ Sức Khỏe

Cùng tìm hiểu những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam được lưu giữ muôn đời nay

Tết không chỉ là dịp chào tạm biệt năm cũ, đón năm mới. Tết là đoàn viên, sum họp, trân trọng những giá trị cổ truyền và hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.

Tết Nguyên Đán là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất ở Việt Nam, cùng với văn hóa Tết âm lịch của các nước Đông Á. Tết Nguyên đán là dịp để gia đình được sum vầy đoàn tụ sau một năm hăng say làm việc, chăm chỉ học tập.

phong tuc ngay tet co truyen viet nam 8

Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt, trong dịp này có rất nhiều phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng đã được các thế hệ tiếp nối và lưu giữ, phát huy - Ảnh minh họa: Internet

Các phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán

Cúng ông Công, ông Táo: Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng.

phong tuc ngay tet co truyen viet nam 7

Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh minh họa: Internet

Phong tục đốt lửa ngày Tết: Trong tâm niệm của người Việt, lửa chính là cánh cửa vô hình, giúp họ có thể truyền đạt nguyện vọng với các bậc thần làng, hoàng làng, trao đổi tâm tư với tổ tiên, với những người đã khuất. Lửa được xem là chìa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương, là vật dụng để họ hướng về nguồn cội. Chính vì lửa có một tầm quan trọng sâu sắc từ trong ý niệm bao đời như thế nên phong tục giữ lửa đêm 30 Tết được ra đời và truyền lại cho đến ngày nay. Giữ được lửa từ đêm 30 cho đến hết ngày mùng 1 Tết chính là giữ lại được sự no ấm, sung túc, giữ lại được sự may mắn, giúp người thân đã khuất có thể về đây tụ hội, thu hút sự chú ý của thần linh, ban may mắn cho gia đình.

Cúng giao thừa: Các cụ ta quan niệm, mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.

phong tuc ngay tet co truyen viet nam 6

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới - Ảnh minh họa: Internet

Cúng tất niên: Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý. Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau. Ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. 

phong tuc ngay tet co truyen viet nam 5

Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên - Ảnh minh họa: Internet

Hái lộc đầu xuân: Đây là một trong những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam quan trọng nhất. Sau giây phút chuyển giao tiễn năm cũ và đón năm mới mọi người sẽ cùng nhau đi đến các đền chùa, đình để thắp hương và hái lộc đầu xuân. Khi về mọi người sẽ hái một cành cây non biểu tượng cho rước lộc vào nhà. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây việc bẻ cây hái lộc đã không được sự hưởng ứng của mọi người nữa.

Chúc Tết và mừng tuổi: Nguồn gốc phong tục lì xì ngày Tết đó là trong Hán tự "lì xì" nguyên là "lợi thị" có nghĩa là tiền bạc, lợi lộc. Bởi vậy dịp năm mới đầu tiên là con cháu sẽ mừng tuổi ông bà bố mẹ đồng thời tặng kèm thêm những lời chúc. Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới.

phong tuc ngay tet co truyen viet nam 4

Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa - Ảnh minh họa: Internet

Phong tục xông nhà ngày Tết: Người Việt có tục xông nhà đầu năm rất thú vị và đây là tập tục được kế thừa và phát huy mạnh mẽ từ già, trẻ, trai gái đều yêu thích tập tục này. Quan niệm lựa chọn người hợp tuổi để xông nhà đầu năm thì cả năm đó sẽ làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, nhiều điều tốt lành. Bởi vậy mọi người luôn chú trọng đến người xông nhà.

Thăm mộ tổ tiên: Khi con cái tề tựu đông đủ trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm mộ tổ tiên và quét dọn khu mộ. Đến đây mọi người sẽ cùng nhau dâng hương hoa quả để cúng và mời vong linh của ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Thời điểm diễn ra vào dịp cuối năm từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp (tháng 12 âm lịch).

Đi lễ chùa đầu năm: Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt.

phong tuc ngay tet co truyen viet nam 3

Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên - Ảnh minh họa: Internet

Khai nghề: Vào dịp năm mới, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Sau ngày mồng một tất cả mọi người dân đều chọn ngày để khai nghề.

phong tuc ngay tet co truyen viet nam 2

Nếu mùng 1 là này tốt thì chiều mùng 1 sẽ khai nghề, riêng khai bút sau khi giao thừa xong sẽ chọn giờ hoàng đạo để bắt đầu - Ảnh minh họa: Internet

Tục kiêng cử và không đổ rác trong ngày tết: Năm mới đem đến cho mỗi người một cảm xúc đặc biệt chộn rộn, chờ mong một sự khởi đầu tốt đẹp vào năm mới. Trong những ngày đầu năm mới người thường thận trọng trong lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm. Cũng như không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của điểm xấu đem đến sự xung khắc.

Tuy nhiên mấy ngày này người dân Việt thường kiêng kỵ đổ rác ngày tết. Có lẽ xuất phát từ từ tập tục bên Trung Quốc, trong "Sưu thần kỳ" có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày mùng 1 tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày tết và đến nay chúng ta theo tục này.

Phong tục xuất hành: Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp.

phong tuc ngay tet co truyen viet nam 1

Ngày nay phong tục này không còn được nhiều người làm theo - Ảnh minh họa: Internet

Những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam cũng dần dần được đơn giản hơn cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, những nét đặc trưng nhất vẫn được duy trì và lưu giữ. Những phong tục này phần nào toát lên được nét đẹp văn hóa cổ truyền từ thời xa xưa cha ông ta ở lại. Là thế hệ con cháu, hãy luôn trân trọng và cố gắng gìn giữ những nét đẹp văn hóa để tránh bị mai một theo thời gian các bạn nhé!

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Hoàng Yến

Tin liên quan

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục 3 miền của người Việt

Mâm ngũ quả mang nhiều ý nghĩa và không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình dịp Tết đến....

Tết Dương lịch 2020 được nghỉ mấy ngày và nên đi đâu?

Tết dương lịch 2020 được nghỉ mấy ngày là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Và với thời...

Tết đến rồi! Học cách trình bày đĩa trái cây đẹp ngay thôi

Bạn cứ nghĩ rằng để trình bày một đĩa hoa quả đẹp sẽ mất rất nhiều công sức, đòi hỏi...

Những ý tưởng trang trí Tết độc đáo cho văn phòng chào đón xuân Canh Tý 2020

Canh Tý 2020 đang đến với những khởi đầu mới, bạn đã rục rịch trang trí Tết cho văn phòng...

Hãy đặt ngay loài hoa này lên bàn thờ ngày Tết để cả năm bạc tiền dư dả, phúc lộc...

Gia chủ muốn cả năm phú quý sang giàu, tiền tài dư dả, may mắn ập xuống đầu chỉ cần...

6 điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ ngày Tết mà gia chủ không được phạm phải

Theo quan niệm dân gian, khi lau dọn bàn thờ trong ngày Tết gia chủ tuyệt đối cần tránh phạm...

Ngày Tết có nên ăn trứng vịt lộn?

Ngày Tết người ta thường nói không nên ăn trứng vịt lộn, thịt chó, thịt vịt, mực,... vì sợ xui...

Tin mới nhất

Làm món bánh này ăn vào bữa sáng tốt hơn uống sữa gấp 10 lần nhờ giàu canxi, protein, bổ...

14 giờ trước

Bảo vệ lá gan bé nhỏ của trẻ bằng vắc-xin từ những tháng đầu đời

14 giờ trước

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025

17 giờ trước

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

17 giờ trước

Siêu mẫu Võ Hoàng Yến vượt cạn 'mẹ tròn con vuông', khoe diện mạo con gái đầu lòng

18 giờ trước

Dừng hoạt động ngoại khóa, cân nhắc cho học sinh nghỉ học trước diễn biến của bão số 4

18 giờ trước

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Sự giàu có và thành công của một người được quyết định bởi 1 thứ...

19 giờ trước

Học sinh ở Đà Nẵng được nghỉ học trước thềm bão số 4

1 ngày 17 giờ trước

Bé trai tăng 35 kg trong 6 tháng, nguy kịch sau 3 ngày nhiễm cúm

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình