1. Những món đồ sơ sinh không cần thiết
Bao tay, chân
Nhiều bà, mẹ nghĩ trẻ sơ sinh luôn lạnh nên phải đeo bao tay bao chân. Điều này là sai lầm tai hại. Chính bao tay, bao chân đang cản trở sự phát triển của em bé, đặc biệt bàn tay là công cụ để con nhận biết và khám phá thế giới trong những năm đầu đời.
Trẻ sơ sinh chưa điều hoà được thân nhiệt, nên gan bàn tay và bàn chân thường lạnh hơn các bộ phận khác. Nhưng không có nghĩa là bé đang bị lạnh. Muốn kiểm tra con nóng hay lạnh thì sờ vùng đầu, gáy mới cho kết quả chính xác.
Đeo bao tay để tránh mút tay và cào vào mặt? Điều này đang làm mất đi "bản năng" và quyền tự do khám phá của bé. Mút tay là biểu hiện tốt, thể hiện sự phát triển trong não bộ, đứa trẻ nào không mút tay mới là bất bình thường. Còn móng tay của bé nên được cắt gọn gàng để không gây tổn thương. Đeo găng làm hạn chế sự cử động của ngón tay, ảnh hưởng đến phát triển xúc giác.
Những đứa trẻ không đeo bao tay sẽ sử dụng lực bàn tay và các ngón tay thuần thục hơn những đứa trẻ đeo bao tay trong nhiều tháng đầu đời. Thậm chí đã có những trường hợp chỉ thừa trong bao tay quấn vào ngón tay dẫn đến hoại tử ngón tay em bé.
Phao cổ
Nhiều cha mẹ rất nóng lòng cho con đi float, trở về với môi trường nguyên thuỷ từ trong bụng mẹ là nước. Bơi - float rất tốt nhưng sử dụng phao cổ lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Phao cổ có thể làm tổn thương đốt sống cổ, động mạch cổ nếu dùng không đúng cách.
Năm 2018 đã từng có 1 em bé 7 tháng tuổi suýt tử vong do sử dụng phao cổ. Chiếc phao bị lật lại kéo cả đầu bé cắm xuống nước.
Ngoài ra khi đến các trung tâm float cho trẻ sơ sinh, đều có phao cổ và có chuyên gia giám sát, nên việc sắm riêng một chiếc là không cần thiết và chẳng bao giờ dùng đến.
Tã chéo
Ngày nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, tã chéo là không cần thiết và cũng chẳng mấy ai sử dụng nữa. Thời các cụ không có tấm lót sơ sinh, không có miếng dán, không có tã bỉm, nên mới phải dùng tã chéo. Bé mới sinh có thể dùng ngay tã dán hoặc miếng lót sơ sinh.
Việc dùng tã chéo để đỡ hăm là quan điểm bảo thủ. Hăm là do vi khuẩn - do nước tiểu và phân bám vào da bé. Dùng tã chéo con tè ị ra dính khắp mông, thay không kịp thì vẫn hăm như thường.
Che thóp
Nhiều mẹ quan niệm rằng vùng thóp của con rất mỏng manh, dễ bị xâm phạm nên phải che đi, bằng mũ hoặc miếng che thóp. Nhưng điều này cực kỳ cổ lỗ sỹ. Đội mũ, che thóp chỉ làm tăng nhiệt độ, con toát mồ hôi ngấm ngược lại càng ốm thêm. Trẻ sơ sinh phần lớn thời gian là ngủ. Việc đội mũ hay che thóp khi ngủ càng khiến con bí bách, khó chịu, ngủ không ngon giấc.
Nếu trời lạnh, ra ngoài, hoặc phòng không ấm thì mới cần đội mũ để chống rét, còn lại thì không cần thiết.
2. Những đồ cần mua cho bé
Đồ cho bé mặc
Trong tháng đầu trẻ sơ sinh lớn rất nhanh, bởi thế mẹ nên mua quần áo cỡ rộng hơn một chút, ít nhất mặc thêm được 3-6 tháng. Quần áo cũng không cần mua nhiều vì tháng đầu bé đóng bỉm. Sang đến tháng thứ 4 mẹ có thể tập “xi” tè cho bé, sẽ tiết kiệm tiền mua tã, bỉm.
- 5 bộ quần áo dài tay. Nếu bé sinh vào mùa hè thì mẹ chọn mua loại quần áo mỏng, thoáng mát. Nếu sinh vào mùa đông, mẹ chọn mua quần áo chất liệu dày để giữ ấm cho bé. Khi mua áo mẹ nên mua loại áo cài cúc chéo hoặc buộc dây sẽ thuận tiện hơn mỗi khi thay đồ cho bé.
- 3 bộ body.
- 3 chiếc mũ che thóp.
- 5 bộ bao chân, bao tay.
- Áo len, áo khoác mỏng, áo khoác dày nếu bé sinh vào mùa đông (với áo khoác mẹ nên mua rộng 1 chút nhé).
- 2 chiếc chăn mỏng đắp vào mùa hè hoặc những khi bé nằm điều hòa. Khăn này cũng có thể dùng làm khăn quấn bé.
- 2 chiếc chăn mùa đông.
- 3 cái yếm ăn.
- Tã dán hoặc bỉm quần
- Khăn tắm xô
- Miếng lót chống thấm
Đồ gia dụng
- Tủ nhựa đựng quần áo cho bé.
- Chậu tắm và chậu rửa mặt.
- Mắc phơi quần áo trẻ con.