Phụ Nữ Sức Khỏe

Những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ ở cả 3 miền

"Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn Tết Đoan Ngọ nhớ về tháng năm". Không biết từ bao giờ cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, dân ta lại chuẩn bị những món ăn dân dã để ăn Tết Đoan Ngọ. Vậy những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ ở cả 3 miền là gì?

Trong quan niệm của người Việt xưa, bộ phận tiêu hóa của chúng ta thường có nhiều sâu bọ và mầm bệnh sinh trưởng mạnh nhất vào ngày mùng 5 tháng 5, cần phải diệt trừ bằng các món ăn. Từ ý nghĩ đó mà trong ngày này, dân ta vẫn giữ những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Theo tục lệ từ xưa, người dân thường thắp hương vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch (Đoan: mở đầu, Ngọ: giờ Ngọ từ 11 – 13 giờ). Dù cuộc sống hiện đại nhưng nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ nếp ăn Tết ở nhà với các món truyền thống.

Bánh tro

Bánh tro là một trong những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ, bánh tro được nhiều gia đình tin tưởng như một loại bánh dùng để giết sâu bọ, giúp cơ thể khỏe mạnh, tiêu trừ bệnh tật.

Bánh tro là một món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet
Bánh tro là một món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù bánh tro ở mỗi miền có hình dáng khác nhau (hình thuôn dài hoặc hình chóp tam giác) với nhân ngọt hoặc mặn song món bánh truyền thống này vẫn giữ được hương vị riêng của nó.

Theo quan niệm xưa, tháng 5 là mùa hè nóng bức, dễ sinh bệnh, ăn các món ăn có tính thiên nhiên, thực vật, dễ tiêu sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đặc trưng nhất chính là chiếc bánh tro được làm từ gạo nếp ngon, gói trong lá chuối tươi và nấu bằng củi cây khô, rơm rạ...

Thịt vịt

Đối với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm, thịt vịt thường bắt đầu béo ngậy, ngon và thơm hơn kể từ ngày mùng 5 tháng 5 trở đi.

Tết Đoan Ngọ không thể thiếu món thịt vịt - Ảnh minh họa: Internet
Tết Đoan Ngọ không thể thiếu món thịt vịt - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình thường mua vịt về nhà để chế biến các món ăn ngon. Phổ biến nhất là món tiết canh vịt, bún măng vịt, thịt vịt quay, vịt làm gỏi, nấu cháo...

Hoa quả

Hoa quả theo mùa và theo từng vùng miền cũng góp mặt trong món ăn ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet
Hoa quả theo mùa và theo từng vùng miền cũng góp mặt trong món ăn ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, hoa quả là thứ không thể thiếu ở cả 3 miền. Các loại hoa quả mùa hè như vải, đào, mận, xoài, chôm chôm, dưa hấu... được chọn nhiều hơn cả. Đặc biệt quả vải và mận là trái cây thường thấy nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Cơm rượu nếp

Một trong những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ chính là cơm rượu nếp. Vị cay của men rượu hòa lẫn với hương thơm nồng nồng của cơm nếp tạo nên một món ăn độc đáo của người Việt trong ngày Tết diệt sâu bọ.

Ăn cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ là một nét văn hóa lâu đời - Ảnh minh họa: Internet
Ăn cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ là một nét văn hóa lâu đời - Ảnh minh họa: Internet

Người xưa cho rằng các loại thức ăn có vị chua, cay, ngọt, nóng có khả năng tiêu diệt được những loại giun, sán, ký sinh trùng, vi khuẩn... trong cơ thể. Và cơm rượu nếp chính là món ăn hội tụ tất cả những yếu tố đó, mùi thơm nồng đặc trưng của gạo nếp lên men sẽ khiến cho “sâu bọ” bị “say” và bị tiêu diệt.

Chè nếp cẩm

Chè nếp cẩm là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian khi ăn món ăn này, cơ thể sẽ khỏe mạnh, bệnh tật tự tiêu tan hết, sức đề kháng tăng cao.

Chè nếp cẩm thơm ngon bổ dưỡng cho ngày Tết Diệt sâu bọ thêm trọn vẹn - Ảnh minh họa: Internet
Chè nếp cẩm thơm ngon bổ dưỡng cho ngày Tết Diệt sâu bọ thêm trọn vẹn - Ảnh minh họa: Internet

Chè nếp cẩm có mùi thơm, ngậy của nước cốt dừa, hòa với hương vị ngon ngọt của gạo nếp cẩm, mang đến cho gia đình một món chè tráng miệng vừa dễ ăn vừa giải nhiệt. Chè nếp cẩm có tính ấm, bổ trung ích khí, chữa suy nhược cơ thể, rất tốt cho máu và tim mạch, thích hợp với mọi lứa tuổi.

Bánh khúc

Bánh khúc cũng góp mặt trong những món ăn truyền thống vào dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet
Bánh khúc cũng góp mặt trong những món ăn truyền thống vào dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet

Nếu người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt thì đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) chính là món bánh khúc. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bánh dày.

Chè kê

Chè kê cũng một trong những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho màu vàng kê quyến rũ.

Chè kê rất phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế - Ảnh minh họa: Internet
Chè kê rất phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế - Ảnh minh họa: Internet

Chè kê có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.

Những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ ở cả 3 miền khá phong phú, mỗi miền sẽ có một nét đặc trưng riêng. Đây là một nét đẹp văn hóa từ xưa và vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Thảo Đỗ

Tin liên quan

Học cách làm bánh ú tro, trổ tài khéo biếu họ hàng và bạn bè nhân dịp Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ, không gì vui và đầm ấm bằng việc cả nhà cùng học cách làm bánh ú tro,...

Bà bầu có nên ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan Ngọ hay không?

Cơm rượu là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch hàng...

Tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 nên thắp hương gì?

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là một trong những ngày lễ truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên,...

3 cách làm cơm rượu đơn giản tại nhà chuẩn bị đón Tết Đoan Ngọ 2019

Ngày Tết Đoan Ngọ, chị em học ngay cách làm cơm rượu đơn giản để chiêu đãi cả nhà thì...

Tết Đoan Ngọ cần làm những gì và kiêng gì để tránh xui xẻo?

Có kiêng có lành, Tết Đoan Ngọ cần làm những gì và kiêng gì để tránh được những điều không...

Ngày Tết Đoan Ngọ bà bầu ăn cơm rượu có được không?

Cơm rượu được làm bằng cách lên men gạo nếp và men rượu. Ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan...

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2019 gồm những lễ vật gì?

Mặc dù Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống quen thuộc với người Việt mỗi năm, tuy nhiên...

Tin mới nhất

Bí mật vòng eo 'con kiến' của 4 mỹ nữ làm mưa làm gió Vbiz: 'Một nách 2 con' vẫn...

3 giờ trước

Khổ qua trị mụn siêu nhanh giúp da mịn màng nhanh chóng

3 giờ trước

Tác dụng của việc chạy bộ đối với sức khỏe con người   

4 giờ trước

Ăn mặn có tốt không và gây tác hại gì đến cơ thể?

4 giờ trước

3 người đẹp Vbiz nổi tiếng nhất Người Ấy Là Ai: Lý Nhã Kỳ cô đơn đếm kim cương, Quỳnh...

15 giờ trước

Khoe ảnh hiếm thời trẻ cùng mẹ ruột, Trấn Thành 'ngã ngửa' vì CĐM gọi tên Trường Giang, cười 'suýt...

15 giờ trước

Hòa Minzy có chị gái ruột xinh đẹp, tài năng không kém, từng nổi tiếng với biệt danh 'Chị kính...

15 giờ trước

Gấp đôi visual: Trương Lăng Hách - Vương Sở Nhiên 'xứng đôi vừa lứa', cân đẹp mọi góc chụp ở...

15 giờ trước

Sử dụng nước hoa hồng đúng cách đánh thức vẻ đẹp làn da

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình