Phụ Nữ Sức Khỏe

3 cách làm cơm rượu đơn giản tại nhà chuẩn bị đón Tết Đoan Ngọ 2019

Ngày Tết Đoan Ngọ, chị em học ngay cách làm cơm rượu đơn giản để chiêu đãi cả nhà thì không còn gì ý nghĩa, tuyệt vời hơn.

Cơm rượu là một trong những món ăn truyền thống mỗi khi đến dịp Tết Đoan Ngọ. Vào ngày này, mọi người thường thưởng thức cơm rượu như một "thủ tục" nhằm vô hiệu các loài "sâu bọ" có hại trong người, giúp cơ thể khỏe hơn. 

Mùng 5 tháng 5 năm nay, thay vì mua loại có sẵn ở chợ, chị em hãy học cách làm cơm rượu và thử vào bếp chế biến đãi cả nhà. Đảm bảo chất lượng vệ sinh vừa đạt chuẩn mà món ăn cũng đạt đến độ ngon như ý.

Cơm rượu nếp cẩm

Cơm rượu nếp cẩm đẹp về màu sắc, lại rất ngon khi dùng - Ảnh minh họa: Internet
Cơm rượu nếp cẩm đẹp về màu sắc, lại rất ngon khi dùng - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

1kg nếp than

50g men cơm rượu

Cách chế biến

Trước khi bắt tay vào chế biến, cần ngâm nếp trong nước lạnh, để qua đêm. Sau đó, vo nếp thật sạch, đợi ráo cho vào nồi cơm điện nấu chín như nấu cơm bình thường. Kế đến, múc cơm trải ra mâm, dàn đều để hơi nóng bay đi bớt.

Trong thời gian đó, cho men cơm rượu vào cối giã nhuyễn hoặc trút vào máy xay mịn. Hoàn thành, đổ tất cả qua rây, nhớ lót sẵn mâm cơm nếp phía dưới để men rơi toàn bộ vào trong. Sau đó, dùng tay hoặc đũa trộn đều men và cơm lại với nhau.

Chuẩn bị giấy bạc có cắt sẵn một số lỗ nhỏ, cho phần cơm vừa trộn vào, gói kín lại. Tiếp đó, đặt một cái dĩa hoặc chén vô nồi, để bọc cơm vào, đậy nắp ủ nơi thoáng mát từ 2-3 ngày. Đến khi mở ra, thấy thành phẩm đạt được mùi thơm, nồng độ lên men như ý thì cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Cơm rượu nếp trắng

Cơm rượu thơm mềm sẽ làm ấm bụng bạn ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet
Cơm rượu thơm mềm sẽ làm ấm bụng bạn ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

1kg gạo nếp trắng

1 lít nước

15 viên men rượu

1 xấp lá chuối

Cách chế biến

Đầu tiên, rửa sạch lá chuối, phơi khô. Gạo nếp đem đi vo rồi nấu với 1 lít nước như nấu cơm thông thường. Khi cơm chín, cho ra khay, dàn mỏng để nguội bớt. Trong lúc đó, tán nhuyễn men rượu. Đợi đến khi cơm chỉ còn hơi ấm, rắc men đã tán vào, trộn đều để cả hai hòa quyện.

Sau đó, dùng tay vo cơm thành từng viên nhỏ, quấn bằng lá chuối để thành phẩm ra lò có mùi thơm đặc trưng. Kế đến, lót lá chuối dưới đáy, xung quanh thành thố đựng rồi cho các gói cơm vào. Không quên phủ thêm lớp lá trên cùng, đặt thố vào túi nilon, buộc kín ủ từ 3-5 ngày.

Sau khoảng thời gian này, chị em có thể lấy cơm ra khỏi lá chuối, cho vào hũ đựng riêng và đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Món ăn ngon nhất khi dùng ngay, còn nếu để lâu, nồng độ cồn tăng cao sẽ làm giảm hương vị ít nhiều.

Cơm rượu nếp lứt

Cơm rượu nếp lứt đặc trưng của miền Bắc - Ảnh minh họa: Internet
Cơm rượu nếp lứt đặc trưng của miền Bắc - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

1kg gạo lức

1 lít rượu nếp trắng

100g men ngọt

Cách chế biến

Đầu tiên, đem gạo lứt ngâm trong nước khoảng 30 phút để làm sạch tạp chất. Sau đó cho vào nồi nấu thành cơm. Vì gạo lứt thường cứng hơn các loại gạo khác nên thời gian nấu cần lâu hơn để chúng chín mềm.

Tiếp theo, trải ra mâm, dàn đều để nhiệt độ cơm giảm xuống chỉ còn âm ấm. Trong thời gian đó, giã nhuyễn men rồi chia làm 2, một nửa rắc lên cơm, trộn đều, nửa còn lại dùng để rải lên mặt sau khi cho hỗn hợp vừa trộn vào hũ thủy tinh.

Đặt hũ ở nơi không có ánh sáng mặt trời. Để đảm bảo, chị em có thể phủ thêm lớp vải bên ngoài nhằm hạn chế tối đa ánh sáng. Sau khoảng 2-4 ngày, bạn lấy ra xem thử cơm đã đạt đến độ như ý chưa. Đừng quên đổ thêm rượu trắng vào và thưởng thức dần sau đó.

3 cách làm cơm rượu được hướng dẫn trên đây thật đơn giản. Tùy theo sở thích của mình mà chị em có thể chọn lựa loại nếp làm cơm rượu phù hợp với khẩu vị cả nhà.

Bảo San (T.H)

Tin liên quan

Cách làm cơm rượu của 2 miền Nam, Bắc chuẩn ngon để giết sâu bọ ngày Tết Đoan Ngọ

Mỗi miền có cách làm cơm rượu khác nhau nhưng món cơm rượu nào cũng ngon và hấp dẫn.

Tết Đoan Ngọ cần làm những gì và kiêng gì để tránh xui xẻo?

Có kiêng có lành, Tết Đoan Ngọ cần làm những gì và kiêng gì để tránh được những điều không...

Tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 nên thắp hương gì?

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là một trong những ngày lễ truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên,...

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2019 gồm những lễ vật gì?

Mặc dù Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống quen thuộc với người Việt mỗi năm, tuy nhiên...

Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ 2019 chuẩn nhất

Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) là một trong những ngày Tết truyền thống lớn được người Việt duy...

Ngày Tết Đoan Ngọ bà bầu ăn cơm rượu có được không?

Cơm rượu được làm bằng cách lên men gạo nếp và men rượu. Ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan...

Xóm bánh ú độc nhất ở Sài Gòn tất bật dịp Tết Đoan Ngọ

Gần 20 hộ dân ở một con hẻm trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TP.HCM) tấp nập làm bánh...

Tin mới nhất

Cách làm chả cá thơm ngon, an toàn ngay tại nhà

7 phút trước

Tín đồ nghiện bơ học ngay công thức 'làm một lần nhớ mãi', món nào món nấy ngon 'u mê...

7 phút trước

Rau củ dễ ngậm hóa chất, 4 mẹo cho bà nội trợ chọn đồ ngon sạch 'một phát ăn ngay'...

7 phút trước

Luộc gà bằng nước lạnh hay nước sôi, chuyên gia chỉ ra ưu nhược điểm bạn nhất định phải tận...

8 phút trước

Vì sao khi nhắc thức uống dinh dưỡng, ta nghĩ ngay tới sữa tươi?

1 giờ trước

Tại sao người Nhật thêm vài viên đá lạnh vào nồi cơm? Nấu cơm bằng nước lạnh hay nước nóng...

1 giờ trước

Người phụ nữ 10 năm không ăn thịt bỗng phát hiện ung thư đại trực tràng, bác sĩ xem thực...

1 giờ trước

Nước dừa là thần dược với người này nhưng lại là độc dược với người khác

1 giờ trước

Cách phân biệt bún sạch và bún nhiễm hóa chất

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình