Phụ Nữ Sức Khỏe

Những lưu ý khi xử trí trẻ bị chảy máu cam

Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện ở trẻ em vào mùa hè và mùa đông khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Dưới đây là những lưu ý khi xử trí chảy máu cam ở trẻ em.

Chảy máu cam là bệnh gì?

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và mùa hè. Hầu hết các nguyên nhân gây ra chảy máu cam đều có nguồn gốc từ các mạch máu ở phần phía trước vách ngăn mũi, đó là lớp mô ở giữa, bên trong 2 lỗ mũi. Ngoài ra, chảy máu cam thường xảy ra ở người bị dị ứng mũi, viêm xoang, tăng huyết áp,...

chay mau cam
Chảy máu cam có nguy hiểm hay không là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm - Ảnh minh họa: Internet

Khi con trẻ bị chảy máu cam, phụ huynh thường lo lắng và dẫn đến mắc phải nhiều sai lầm. Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi xử trí chảy máu cam ở trẻ.

Những lưu ý khi xử trí chảy máu cam ở trẻ

Giữ bình tĩnh

Trẻ em thường xuyên bị chảy máu cam, đây có thể xuất phát từ các nguyên nhân: Cảm lạnh, dị ứng,... gây sưng bên trong mũi. Khi kết hợp cả hai yếu tố trên, máu cam sẽ tự bộc phát. Đồng thời, thói quen ngoáy mũi ở trẻ cũng có thể dẫn đến chảy máu cam.

chay mau cam 2
Bác sĩ khuyên cha mẹ không nên quá hoảng sợ khi thấy con bị chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ khuyên cha mẹ không nên quá hoảng sợ khi thấy con bị chảy máu cam. Thay vào đó, hãy trấn an trẻ và tìm cách ngăn chặn không để máu tiếp tục chảy, tránh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

Sơ cứu đúng khi chảy máu cam

Khi thấy con bị chảy máu cam, cha mẹ hãy để trẻ ngồi xuống ghế, giữ chặt bên mũi chảy máu ở tư thế cúi đầu về phía trước, đồng thời thở bằng mồm hoặc bên mũi còn lại. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 phút để cầm máu. Khi trẻ đã lớn, bạn có thể hướng dẫn cho con tự làm kết hợp với thao tác xì mũi để lượng máu đã chảy ra được thoát ra ngoài, sau đó mới giữ chặt bên mũi đang chảy máu.

chay mau cam 3
Cha mẹ nên sơ cứu con bị chảy máu cam đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Sau đó, bạn nên hạ thấp nhiệt độ cơ thể giúp làm giảm lưu lượng máu đến mũi. Có thể cho trẻ ngậm 1 viên đá nhỏ hay áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài mũi để giúp máu ngừng chảy nhanh chóng.

Nếu sau 10 phút mà máu cam vẫn không dừng lại, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Không để bệnh nhân nằm hay ngửa đầu ra sau

chay mau cam 4
Để bệnh nhân chảy máu cam nằm ngửa đầu ra sau là sai lầm nhiều người mắc phải - Ảnh minh họa: Internet

Để bệnh nhân chảy máu cam nằm ngửa đầu ra sau là sai lầm nhiều người mắc phải. Nguyên nhân là trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn. Thậm chí, khi nằm hay ngửa đầu ra phía sau, máu không đông mà vẫn tiếp tục chảy.

Không nhét gạc hay các chất liệu khác vào mũi

chay mau cam 5
Các bác sĩ có thể sử dụng gạc để ngăn chảy máu mũi nhưng cha mẹ thì không nên tự ý đưa các vật lạ vào mũi trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ bị chảy máu cam, nhiều cha mẹ thường tự ý nhét gạc hay vụn thuốc lá vào mũi trẻ để cầm máu. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không được khuyến khích làm. Các bác sĩ có thể sử dụng gạc để ngăn chảy máu mũi nhưng cha mẹ thì không nên tự ý đưa các vật lạ vào mũi trẻ. Nguyên nhân là những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, có thể tác động xấu đến niêm mạc ở mũi.

Không lạm dụng nước muối

Nhiều người thường nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm ẩm niêm mạc mũi, tránh chảy máu cam. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Việc xịt thuốc hoặc nước muối sinh lý chỉ làm ẩm niêm mạc mũi tạm thời, về lâu dài còn khiến mũi khô hơn, gây khó chịu, dễ bong tróc và chảy máu cam thường xuyên.

chay mau cam 6
Nên cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều rau củ, thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế tình trạng chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Thay vì sử dụng các biện pháp tạm thời này trong thời gian dài, hãy cho trẻ uống đầy đủ. Chảy máu cam ăn gì cũng là câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều rau củ, thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế tình trạng này.

Hồng Lê (T.H)

Tin liên quan

Lý do người mẹ Nhật ngồi ngoài cuộc xung đột của hai đứa trẻ

Trẻ con có thể tự giải quyết mâu thuẫn với nhau, lớn lên sẽ có cuộc sống tốt hơn, đó...

Giúp trẻ thích đọc sách từ gợi ý của chuyên gia

Cha mẹ hãy giúp trẻ thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ để tạo dựng nền tảng tri thức...

Rau quả còn nguyên hình dạng khiến trẻ ăn nhiều hơn

Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Khoa học phát triển cảm giác thuộc Đại học Deakin (Úc) vừa đưa...

Những điều mẹ cần biết khi ‘đối phó’ với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh lý tiêu hóa. Mặc dù đơn...

7 lợi ích tuyệt vời khi chăm sóc trẻ sinh non bằng phương pháp Kangaroo

Chăm sóc Kangaroo là một phương pháp tiếp xúc da giữa mẹ và bé. Thực tế đã chứng minh rằng...

Tại sao trẻ bị rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ, học tập,...

Trẻ giật mình khóc đêm: Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý hiệu quả

Nhiều cha mẹ rất mệt mỏi vì bé cứ giật mình khóc thét vào ban đêm. Vậy đâu là nguyên...

Tin mới nhất

Choáng váng với cát-xê 'khủng' của Lưu Diệc Phi trong 'Câu chuyện Hoa Hồng', càng khẳng định vị thế bản...

3 giờ trước

Con gái duy nhất của Việt Hương: Sống ở biệt phủ hoành tráng như cung điện, thừa hưởng gen trội...

3 giờ trước

4 mỹ nhân họ Đặng của làng giải trí Việt: Đều làm dâu hào môn, được chồng chiều chuộng hết...

3 giờ trước

3 loại thực phẩm 'thuốc đắng' nhưng không 'giã tật' nguy hại cho cơ thể, loại số 2 còn tiềm...

8 giờ trước

Bí kíp "lợi hại" giúp chăm sóc da mịn màng khi bước sang tuổi 30

8 giờ trước

Bí quyết giảm cân bằng nước đậu đen giúp bạn có thân hình gợi cảm

10 giờ trước

'Mặt trái' đáng sợ ít người biết của việc uống nước chanh mật ong

10 giờ trước

Phụ nữ Hàn chăm da rất hay, chọn loại dưỡng đa năng để da đủ ẩm và tránh nếp nhăn

12 giờ trước

Chuối lành tính, bổ dưỡng từ 'xanh đến chín' nhưng lại là đại kỵ đối với những người này

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình