Nội dung bài viết
Trẻ 8 tháng bị sốt cao đôi khi sẽ làm bố mẹ lo lắng không biết phải xử trí như thế nào. Dưới đây là một số điều cần biết có thể giúp bạn xử lý các trường hợp trẻ bị sốt một cách hợp lý.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Sốt không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm vi rút hay vi khuẩn - Ảnh: Internet
Sốt không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm vi rút hay vi khuẩn. Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ 8 tháng bị sốt, có thể kể một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
Sốt do nhiễm siêu vi
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị sốt. Sốt là cách cơ thể đang chiến đấu với vi trùng bằng việc kích thích cơ thể phòng vệ tự nhiên, là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Một số loại siêu vi thường gây sốt ở trẻ:
- Sốt do vi rút cúm: Trẻ thường bị tắc nghẽn ở mũi, hắt hơi, ho khan và chảy nước mũi, kèm theo sốt. Thường trẻ chỉ sốt nhẹ khoảng 37-38 độ C, khi bị bội nhiễm trẻ mới bị sốt cao, chán ăn, bỏ bú.
- Sốt do nhiễm các loại vi rút như: Sốt xuất huyết, sởi, chân - tay - miệng, thủy đậu... Trong các trường hợp này sốt thường kéo dài và sốt cao đột ngột, sốt liên tục. Tùy từng trường hợp kèm theo những biểu hiện cụ thể có thể nhận biết được trẻ bị sốt do nguyên nhân nào.
Trẻ bị sốt do nhiễm vi trùng
- Sốt do viêm họng, viêm amidan cấp: Trẻ khởi phát sốt đột ngột, sốt cao 39-40 độ C và kéo dài. Kèm theo đó là họng đau, nuốt khó, chảy nước mũi, tiếng nói khàn, mệt mỏi, khô môi, lưỡi bẩn, nổi hạch vùng cổ.
Trẻ bị sốt do nhiễm vi trùng thường sốt cao và kéo dài - Ảnh: Internet
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Trẻ bị viêm phế quản, viêm màng phổi, áp xe phổi... kèm theo biểu hiện ho hoặc khạc đờm ra máu, đau ngực, khó thở...
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp... trẻ bị sốt kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, đau vùng thắt lưng...
- Nhiễm trùng đường gan mật: Trẻ thường sốt cao, kéo dài liên tục kèm vàng da, vàng mắt...
- Nhiễm khuẩn màng não: Trẻ bị sốt kéo dài liên tục, đau đầu, buồn nôn, cơ thể bị co giật, liệt nửa người hoặc hôn mê, trẻ thoi thóp không cử động được, không cúi đầu xuống được, nhạy cảm với ánh, nôn mửa, li bì...
- Nhiễm trùng máu: Trẻ sốt dài liên tục không ăn không uống được, nôn ói nhiều, thở nhanh, li bì có thể phát ban dưới da...
Sốt do tiêm chủng
Khi tiêm phòng ngừa trẻ sẽ cũng thường có phản ứng bị sốt nhẹ cho đến sốt cao tùy loại - Ảnh: Internet
Khi tiêm phòng ngừa trẻ sẽ cũng thường có phản ứng bị sốt nhẹ cho đến sốt cao tùy loại do cơ thể trẻ được tiếp nhận các vi trùng bị làm yếu đi. Lúc này bạn cũng không cần lo lắng quá, chỉ cần theo dõi thật kĩ biểu hiện của trẻ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu cần và thông báo trực tiếp những biểu hiện của trẻ cho nhân viên y tế tiêm phòng là được.
Sốt do mọc răng
Việc mọc răng cũng có thể làm cho trẻ tăng thân nhiệt. Tuy nhiên, trẻ bị sốt mọc răng thường sốt nhẹ. Nếu trẻ 8 tháng bị sốt cao hơn 38 độ C có thể là do một nguyên nhân khác không phải do mọc răng.
Một số nguyên nhân khác
- Sốt do ký sinh trùng sốt rét: Trẻ sốt cao, sốt đổ mồ hôi, rét run, kéo dài liên tục, ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ...
- Sốt do thương hàn: Trẻ sốt cao liên tục 5 ngày, trẻ sốt về đêm, đau bụng, bụng chướng, nôn tiêu chảy, táo bón.
- Trẻ bị sốt do lao: Trẻ sốt dài liên tục, thường sốt về chiều và thường sốt nhẹ, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều ra máu, không đáp ứng với kháng sinh thông thường.
Cần làm gì khi trẻ bị sốt?
Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, tùy từng trường hợp cụ thể mẹ có thể có những cách xử lý kịp thời. Thông thường trẻ được cho là sốt nếu nhiệt độ cơ thể của bé trên 37,5 độ C. Khi sốt nhiệt độ cơ thể của trẻ vào buổi sáng và thường cao hơn vào ban đêm.
Khi trẻ bị sốt, bạn có thể áp dụng các cách hạ sốt nhanh cho trẻ và theo dõi kĩ tình hình của trẻ:
Cho trẻ uống nhiều nước
Sốt sẽ khiến trẻ bị mất nhiều nước nên sẽ khiến trẻ dễ bị mất nước. Hãy cho trẻ uống thật nhiều nước, uống trái cây, súp, cháo, sữa... Ngoài ra cũng có thể cho trẻ bù nước bằng điện giải như oresol, hydrite nhằm bù nước, thanh lọc cơ thể để giúp bé mau hạ sốt.
Nếu những trẻ còn bú mẹ thì tăng cường cho bé bú nhiều hơn và thường xuyên hơn. Các món ăn dặm nên chế biến loãng và nhiều nước.
Sốt sẽ khiến trẻ bị mất nhiều nước nên sẽ khiến trẻ dễ bị mất nước. Hãy cho trẻ uống thật nhiều nước, uống trái cây, súp, cháo, sữa... - Ảnh: Internet
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ mau hạ sốt. Nếu bé vẫn chơi đùa linh hoạt và đi tiêu đi tiểu nhiều thì không cần phải dùng thuốc hạ sốt.
Lau mát bằng nước ấm
Lau mát là cách nhanh nhất để hạ sốt cả trong trường hợp trẻ bị sốt cao.
Đầu tiên bạn nên cho trẻ vào phòng thoáng mát, kín gió. Cởi quần áo của trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi đặt vào 2 bên nách, 2 bên háng, 1 chiếc khăn còn lại nhúng nước nước ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu, giúp làm mát cơ thể. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường 37 độ C thì dừng.
Thông thường sau khoảng 30-45 phút, trẻ sẽ hạ nhiệt độ.
Bổ sung vitamin C
Nước cam, chanh, bưởi, cam quýt... chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Một số loại trái cây cũng nhiều vitamin C như: nho, dưa hấu, thanh long...
Dùng thuốc hạ sốt
Nếu trẻ sốt dưới 39 độ C thì chỉ cần lau mát cho trẻ, bổ sung nước uống và mặc thoáng mát cho trẻ thì trẻ sẽ tự hạ sốt. Tuy nhiên nếu trẻ sốt trên 39 độ thì phải làm gì?
Theo các bác sĩ thì khi trẻ sốt cao trên 39 độ C bạn nên dùng thuốc hạ sốt để làm hạ sốt nhanh chóng - Ảnh: Internet
Theo các bác sĩ thì khi trẻ sốt cao trên 39 độ C bạn nên dùng thuốc hạ sốt để làm hạ sốt nhanh chóng, nếu không sẽ ảnh hưởng nguy kịch đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là những trẻ dễ bị co giật, có tiền sử bị co giật.
Bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thành phần là paracetamol đơn chất dạng gói hay siro là loại thuốc dễ sử dụng và an toàn, không có tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ. Thuốc sẽ có tác dụng sau 30 phút sử dụng và thường kéo dài đến 4-6 giờ. Cần cho trẻ uống theo đúng hướng dẫn theo chỉ định là 10-15mg/kg thể trọng. Nếu vẫn còn sốt thì sau 4 giờ lặp lại cho uống hạ sốt tiếp. Không được cho uống thuốc quá gần nhau và tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/ngày.
Một số điều nên tránh khi trẻ bị sốt
Khi chăm sóc trẻ sốt tại nhà rất nhiều mẹ đa nghe theo những kinh nghiệm truyền tải chưa có kiểm chứng của khoa học nên đã dẫn đến nhiều hiệu quả nghiêm trọng. Đã có trường hợp trẻ bị tử vong do mẹ dùng rượu để hạ sốt cho trẻ. Đây là những sai lầm tai hại dẫn đến hậu quả vô cùng đáng tiếc. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị sốt mẹ cần tìm hiểu thật kỹ và nếu còn lăn tăn thì nên hỏi ý kiến của những người có chuyên môn.
Dưới đây là một số sai lầm mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt:
- Không ủ ấm cho trẻ lúc trẻ đang sốt dù trẻ run thì chỉ cần mặc đồ thoáng mát, đắp chăn mỏng giúp cơ thể dễ tỏa nhiệt là đủ.
- Không để trẻ trong phòng quá kín và tù túng, nên cho trẻ ở phòng kín gió nhưng thoáng mát.
Không ủ ấm cho trẻ lúc trẻ đang sốt dù trẻ run thì chỉ cần mặc đồ thoáng mát, đắp chăn mỏng giúp cơ thể dễ tỏa nhiệt là đủ - Ảnh: Internet
- Không dùng khăn lạnh, nước đá, cồn hay rượu để hạ sốt cho trẻ.
- Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi trẻ vừa sốt.
- Sau 2 ngày, nếu tình trạng sốt của trẻ không giảm bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.
- Không vắt chanh vào miệng bé.
- Khi bé lên cơn co giật không đưa vật cứng cạy miệng bé mà để cho con nằm nghiêng và thông báo cho bác sĩ.
- Không dùng aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương não ở trẻ nhỏ.
Phản ứng của trẻ 8 tháng bị sốt cần được điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Có trường hợp trẻ cần được uống thuốc để hạ sốt hoặc cũng có trường hợp cha mẹ chỉ cần để con được thoải mái là có thể tự khỏi.