Phụ Nữ Sức Khỏe

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu và căn bệnh thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ. Biết được nguyên nhân và các dấu hiệu của căn bệnh này, bạn sẽ có giải pháp tránh được các tác hại mà căn bệnh này gây ra.

Bệnh thiếu máu là gì?

Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra do các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin - một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

benh thieu mau
Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thường là chế độ dinh dưỡng kém, thiếu vi chất và thiếu sắt. Bên cạnh đó, ở một số vùng địa lý và chủng tộc đặc biệt, thiếu máu còn do khiếm khuyết gen di truyền, nguyên nhân này chiếm tỉ lệ khá cao. Ngoài ra, thiếu máu còn do các nguyên nhân hiếm như: Ung thư hệ tạo máu, ung thư đường tiêu hóa,....

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Thiếu máu là bệnh thường gặp, tuy nhiên nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng, được phát hiện do tình cờ đi kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm một bệnh lý khác. Trường hợp thiếu máu nặng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thực hiện công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, còn có các biểu hiện: Da xanh nhợt nhạt, mất tập trung, hoa mắt, chóng mặt,...

benh thieu mau 1
Thiếu máu ở mức độ nhẹ thường không có triệu chứng, được phát hiện do tình cờ đi kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm một bệnh lý khác - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh thiếu máu có hai loại: Cấp tính và mãn tính với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Khi bị thiếu máu nặng, hoạt động của não bộ sẽ gặp rắc rối, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Đồng thời, thiếu máu kéo dài sẽ gây tổn thương tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Thậm chí, tình trạng thiếu máu nếu không được khắc phục có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng nguy hiểm bệnh thiếu máu

Mệt mỏi liên tục

Khi bị thiếu máu ở mức nghiêm trọng, bạn sẽ liên tục mệt mỏi, không tập trung,... ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, dấu hiệu mệt mỏi liên tục cũng là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm khác. Tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

benh thieu mau 2
Khi bị thiếu máu ở mức nghiêm trọng, bạn sẽ liên tục mệt mỏi, không tập trung,... ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc - Ảnh minh họa: Internet

Ảnh hưởng đến tim

Tim có chức năng bơm máu cũng như oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể. Trong trường hợp thiếu máu, tim của bạn phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu. Đây là một trong những lý do gây ra rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim sung huyết rất nguy hiểm.

benh thieu mau 3
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim sung huyết rất nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Tổn thương thần kinh

Não bộ tuy chiếm kích thích nhỏ so với cơ thể nhưng lại dùng rất nhiều oxy để điều khiển các hoạt động sống. Thiếu máu khiến hoạt động của hệ thần kinh bị trì trệ, gây tổn thương, tác động lớn đến khả năng nhận thức, ghi nhớ,...

benh thieu mau 4
Thiếu máu khiến hoạt động của hệ thần kinh bị trì trệ, gây tổn thương, tác động lớn đến khả năng nhận thức, ghi nhớ,... - Ảnh minh họa: Internet

Nguy cơ tử vong cao

Ít ai ngờ rằng bệnh thiếu máu có thể gây tử vong cao. Trong trường hợp kết hợp với các bệnh lý mãn tính khác, sức khỏe của người bệnh nhanh chóng sa sút, nguy kịch.

Đặc biệt, thiếu máu do thiếu hồng cầu hình liềm có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng. Trường hợp này dẫn đến thiếu máu cấp tính và có thể gây tử vong.

benh thieu mau 5
Thiếu máu do thiếu hồng cầu hình liềm có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng - Ảnh minh họa: Internet

Gây sảy thai, sinh non

Thiếu máu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra một số tai biến về sản khoa: Chảy máu, hậu sản,... Phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hơn bình thường. Thậm chí, trong trường hợp sinh ra, trẻ thường có cân nặng thấp.

benh thieu mau 6
Phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hơn bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu có những dấu hiệu dễ dàng nhận biết. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh thiếu máu, bạn nên lưu ý.

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi hơn so với bình thường, tâm trạng khó chịu, hay gắt gỏng.
  • Thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,... 
  • Trong trường hợp bệnh thiếu máu ở mức độ nặng hơn, da dẻ và lòng trắng mắt sẽ nhợt nhạt, xuất hiện màu tái xanh; móng tay bị giòn, dễ gãy; cảm giác thích ăn đá hơn các thực phẩm khác.
  • Thiếu máu ở mức độ nặng còn có các biểu hiện: Khó thở, đau lưỡi,...
benh thieu mau 7
Bệnh thiếu máu ở mức độ nặng sẽ có biểu hiện da dẻ và lòng trắng mắt sẽ nhợt nhạt, xuất hiện màu tái xanh - Ảnh minh họa: Internet

Một số loại bệnh thiếu máu khác có thể có triệu chứng khác. Đồng thời, cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Khi gặp các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị và xử lý tốt nhất.

Bệnh thiếu máu nên ăn gì?

benh thieu mau 8
Người bị thiếu máu nên thường xuyên ăn gan động vật - Ảnh minh họa: Internet

Khi bị bệnh thiếu máu nên ăn gì để nhanh chóng khỏe mạnh luôn là điều nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến việc điều trị bệnh thiếu máu. Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân thiếu máu bao gồm thực phẩm giàu chất sắt (thịt gia cầm, hải sản, thịt gia súc,...), vitamin thiết yếu cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

benh thieu mau 9
Người bệnh thiếu máu nên ăn những thực phẩm này: Rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, rau bồ công anh,... - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, bệnh nhân cần uống đủ nước và bổ sung các nguồn dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin C, canxi,.. để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nhưng nhìn chung đều cần nạp vào cơ thể khoảng 150 đến 200 mg sắt mỗi ngày. Người bệnh cần tiêu thụ những thực phẩm sau: Rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, rau bồ công anh, thịt gia súc, gia cầm, hải sản, gan động vật,...

benh thieu mau 10
Uống đủ nước mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của người thiếu máu - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, việc vận động hợp lý cũng rất tốt cho người bị thiếu máu. Bạn nên đi dạo bộ tùy theo tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, không nên tham gia các môn thể thao đối kháng: Chạy bộ, đá bóng, quần vợt,... để tránh mất sức.

Điều trị bệnh thiếu máu

Để xác định bạn có thiếu máu hay không, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm, từ đó chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh thiếu máu có thể được phát hiện tình cờ bằng một xét nghiệm máu cho một bệnh lý khác.

Thông thường, mọi người điều trị bệnh thiếu máu tại nhà bằng cách bổ sung thực phẩm cần thiết cho quá trình tạo máu. Tuy nhiên, tốt hơn hết, khi nhận thấy các dấu hiệu của thiếu máu, bạn nên đi khám bác sĩ để biết bệnh đang ở giai đoạn nào và có biện pháp hữu hiệu hơn.

benh thieu mau 11
Việc điều trị bệnh thiếu máu cần căn cứ vào nguyên nhân, từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể - Ảnh minh họa: Internet

Việc điều trị bệnh thiếu máu cần căn cứ vào nguyên nhân, từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể. Một số trường hợp sẽ dùng đến corticosteroid hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ miễn dịch hay erythropoietin, thuốc giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn. Đồng thời thực hiện bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic hoặc vitamin và khoáng chất khác.

Hồng Lê (T.H)

Tin liên quan

Thiếu máu lên não và tất tần tật những vấn đề bạn cần biết

Thiếu máu lên não là gì, nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh thiếu...

7 dấu hiệu thiếu máu thường gặp

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không nhận đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, nói cách khác là...

10 siêu thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu

Chế độ ăn uống cho người thiếu máu bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic, vitamin...

Bệnh sán chó đi kèm những hậu quả khôn lường

Bệnh sán chó là bệnh do ký sinh trùng gây ra và thường gặp ở người. Tác nhân gây bệnh...

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Thoái hoá cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính, 80% số người ở tuổi trung và cao tuổi mắc...

Bí ẩn căn bệnh hãi hùng mang tên 'người cây'

Căn bệnh người cây đến nay trên thế giới mới chỉ có 501 người và tại Việt Nam theo y...

Cách trị hôi miệng hiệu quả: Chuyên gia chỉ ra những tuyệt chiêu dễ thực hiện này

Chứng hôi miệng khiến nhiều người luôn mang mặc cảm tự ti, gặp trở ngại trong giao tiếp. Bài viết...

Tin mới nhất

Phòng bố chồng bốc mùi nồng nặc xộc vào mũi, tôi đẩy cửa nhìn vào thì phát hiện bí mật...

1 giờ trước

Chồng qua đời, con dâu ở vậy chăm bố mẹ chồng thì đột nhiên có thai khiến ai cũng bất...

1 giờ trước

Lấy chồng bại liệt, đêm tân hôn cô dâu sốc nặng khi biết sự thật và bất ngờ hơn là...

1 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bỗng đổi sắc mặt, lạnh lùng đẩy tôi xuống giường rồi nói một câu "đắng ngắt"

1 giờ trước

Chồng đuổi vợ ra khỏi phòng tân hôn, nàng dâu uất ức kể lể với mẹ chồng nhưng lại chết...

1 giờ trước

Sau mỗi lần gần gũi, chồng đều đặn chuyển vào tài khoản của tôi 10 triệu cùng một câu nói...

2 giờ trước

Cưới ông lão 60 tuổi làm chồng để trả nợ cho bố mẹ, đêm tân hôn chồng cứ lúi húi...

2 giờ trước

Mới cưới chưa đầy 3 tháng vợ đã nằng nặc đòi ly hôn, 1 năm sau tôi chết sững trước...

3 giờ trước

Đêm nào vợ cùng ôm gối đòi ngủ chung với con riêng của tôi, một lần nghe lén được câu...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình