Phụ Nữ Sức Khỏe

Những dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ em cha mẹ không nên xem thường  

Dấu hiệu rõ rệt khi trẻ bị thiếu sắt là da dẻ nhợt nhạt, lòng bàn tay nhạt màu. Trẻ bị thiếu sắt sẽ suy giảm hệ miễn dịch, giảm trí thông minh, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt.

Đối tượng trẻ em bị thiếu sắt

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) thông tin: "Các bác sĩ Nhi khoa cho biết hiện nay tỉ lệ trẻ em Việt Nam thiếu sắt vẫn chiếm tỷ lệ rất cao".

Trẻ em Việt Nam bị thiếu sắt vẫn chiếm tỷ lệ cao -  Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, đối tượng trẻ em có nguy cơ thiếu sắt bao gồm:

- Trẻ sinh non (sinh thiếu từ 3 tuần trở lên), trẻ sinh nhẹ cân.

- Trẻ bú sữa công thức hoàn toàn.

- Trẻ được 180 ngày tuổi mà chưa ăn dặm.

- Trẻ uống sữa quá nhiều mà không bổ sung sắt.

- Trẻ bị bệnh mạn tính.

- Bé gái bị mất chất sắt khi hành kinh.

- Những trẻ có cân nặng bình thường vẫn có nguy cơ thiếu sắt.

Dấu hiệu nghi ngờ trẻ thiếu sắt

Xét nghiệm máu là cách chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu sắt ở trẻ. Các bác sĩ Nhi khoa khuyên cha mẹ nên cho trẻ từ 9 – 12 tuổi xét nghiệm máu để kiểm tra có bị thiếu sắt hay không.

Ngoài ra, cha mẹ có thể phát hiện trẻ bị thiếu sắt không qua một số dấu hiệu cơ bản như:

Da dẻ nhợt nhạt, lòng bàn tay nhạt màu: Khi thấy da con nhợt nhạt, lòng bàn tay nhạt màu hơn so với cha mẹ hoặc trẻ khác thì có thể nghi ngờ trẻ bị thiếu sắt.

Trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, yếu ớt: Cơ thể bị thiếu sắt khiến trẻ trở nên mệt mỏi, hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh.

Dấu hiệu dễ dàng nhận biết trẻ thiếu sắt là làn da nhợt nhạt, kém sắc - Ảnh minh họa: Internet

Viêm lưỡi, trẻ dễ bị bệnh: Trẻ bị thiếu sắt sẽ bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chậm phát triển trí lực, não bộ.

Trẻ còn có biểu hiện thèm ăn các thức ăn không bình thường như: Đất bẩn, chỉ thích ăn tinh bột.

Bổ sung và phòng tránh trẻ thiếu sắt

Để bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt cho cơ thể trẻ, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu sắt, mẹ cần uống sắt sau đó cho bé bú để cơ thể hấp thu sắt qua đường sữa mẹ.

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt. Khi trẻ có thể tiêu thụ các thức ăn rắn, mẹ nên chọn thực phẩm nhiều chất sắt (các loại ngũ cốc cho trẻ nhỏ). Trẻ lớn có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như rau lá xanh, các loại đậu, thịt đỏ, cá, gà. Trẻ từ 1 – 5 tuổi, lượng sữa bò tiêu thụ nên hạn chế ở mức 710ml/ngày.

Mẹ cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng để bổ sung lượng sắt cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Để tăng cường khả năng hấp thu sắt, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ. Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ, trái cây như: Cà chua, bông cải xanh, khoai tây, rau muống, cam, kiwi, cherry.

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống viên sắt bổ sung theo từng đợt (2 tuần/lần). Khi bắt đầu uống, phân trẻ có thể có màu xám. Nếu trong gia đình có thành viên bị tan máu bẩm sinh (thalassemia), mẹ cần đặc biệt chú ý khi bù sắt.

Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu thiếu sắt, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa để có kết quả chính xác.

Hồng Ngân

Tin liên quan

Cách hay giúp con ngủ xuyên đêm, mẹ không còn vất vả

Mẹ mệt mỏi vì con liên tục thức giấc giữa đêm? Các bước đơn giản dưới đây sẽ giúp trẻ...

Bác sĩ Nhi giải thích lý do trẻ hay bị viêm hô hấp và cách tăng cường hệ miễn dịch

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh...

Tạo môi trường khoa học giúp trẻ có hành vi tốt trong việc ăn uống theo lời khuyên của chuyên...

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết việc tạo môi trường ăn uống...

Các bước xử lý khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ cần biết

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Khi bé đột ngột bị chảy máu cam, cha...

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ không chịu uống nước?

Nước rất cần cho quá trình trao đổi chất và sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, có rất...

Bệnh sốt virus vào mùa, mẹ cần biết dấu hiệu, cách phòng tránh và chăm sóc trẻ

Sốt virus là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Mùa hè là thời điểm tỉ lệ trẻ...

Các loại vắc-xin cần ưu tiên tiêm cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết mẹ cần tiêm phòng đầy đủ...

Tin mới nhất

Cô gái giảm 40kg nhờ quy tắc ăn "chiếc đĩa", ăn bằng đĩa có thực sự tốt cho sức khỏe...

20 phút trước

Số người ngộ độc sau ăn bánh mì vượt 560

33 phút trước

Người phụ nữ 28 tuổi mắc ung thư vú, bác sĩ phát hiện "thủ phạm" có thể là loại nước...

36 phút trước

Bí quyết dưỡng da bằng nước vo gạo tại nhà

1 giờ trước

Uống nước khi nào là tốt nhất: Trước, trong hay sau bữa ăn?

1 giờ trước

Ngày nào cũng thoa 'ti tỉ' lớp mỹ phẩm chống lão hóa mà da mặt vẫn xuất hiện nếp nhăn,...

2 giờ trước

6 mẹo giúp nước hoa lưu hương lâu hơn để tạo ấn tượng với đối phương

5 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo việc người đã tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca ồ ạt đi xét nghiệm tìm 'cục máu đông'!

5 giờ trước

Tại sao cần tiêm vắc xin cúm trước khi mùa hè kết thúc và mùa mưa bắt đầu?

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình