Phụ Nữ Sức Khỏe

Các loại vắc-xin cần ưu tiên tiêm cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết mẹ cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia kết hợp với các mũi tiêm dịch vụ.

Các loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ em

Tiêm phòng cho trẻ em là việc làm cần thiết nhằm tạo cho trẻ sức đề kháng tốt, cơ thể sản sinh ra kháng thể phòng chống lại bệnh tật. 

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, mẹ nên tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ, không nên bỏ mũi tiêm nào. Yêu cầu của việc tiêm phòng cho trẻ là nên tiêm đúng lịch, tiêm sớm.

Các bậc cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến lịch tiêm chủng của con - Ảnh minh họa: Internet

Nếu không tiêm các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, mẹ có thể cho trẻ tiêm theo hình thức dịch vụ tương tự tùy theo nguyện vọng và điều kiện kinh tế của gia đình.

Ngoài ra, cha mẹ có thể ưu tiên tiêm thêm cho trẻ một số mũi vắc-xin quan trọng sau:

Vắc-xin rota

Đây là loại vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mẹ có thể uống vắc-xin rota phòng tiêu chảy nhưng cần lưu ý liều đầu tiên không uống quá 6 tháng tuổi. Nên cho trẻ uống vắc-xin rota khi được 1,5 tháng tuổi. Uống sau 4 tháng, tác dụng thuốc sẽ không còn nhiều.

Vắc-xin phế cầu 10

Phế cầu có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em như: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa… và dạng bệnh nặng có tên “phế cầu xâm lấn”. Vắc-xin phế cầu chủ yếu phòng ngừa dạng “xâm lấn" này.

Vi khuẩn phế cầu nguy hiểm, gây bệnh nặng, khi trẻ mắc bệnh việc chữa trị vô cùng tốn kém. Mẹ nên cho trẻ tiêm vắc-xin phế cầu 10 từ 1,5 tháng  - 5 tuổi. Tùy độ tuổi, các bé sẽ được tiêm với liều lượng và lịch tiêm khác nhau.

Vắc-xin ngừa thủy đậu

Ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, mẹ có thể ưu tiên tiêm cho trẻ những mũi vắc-xin dịch vụ quan trọng khác - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ nên cho trẻ tiêm 2 mũi vắc-xin phòng ngừa thủy đậu sau 12 tháng tuổi. Trẻ lớn nếu chưa được tiêm, mẹ nên đưa đi tiêm đề phòng mắc bệnh khi dịch thủy đậu vào mùa.

Vắc-xin 3 trong 1

Với trên gọi MMR, vắc-xin 3 trong 1 sẽ phòng ngừa các bệnh, sởi, quai bị, rubella ở trẻ em. Vắc-xin sởi và rubella đã có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Mẹ cho trẻ tiêm thêm mũi này sẽ giúp phòng ngừa bệnh quai bị. 

Vắc-xin cúm

Vắc-xin cúm chỉ có tác dụng trong 1 mùa, 1 năm nên được gọi là cúm mùa. Nếu trẻ hay mắc bệnh vặt hoặc có cơ địa suyễn thì nên cho tiêm thêm mũi này. 

Những lưu ý khi mẹ đưa trẻ đi tiêm vắc-xin

Để các mũi tiêm vắc-xin cho trẻ phát huy tác dụng, mẹ cần chú ý:

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Tất các các mũi vắc-xin đều có thể tiêm chung cho trẻ và không quy định thời gian bao lâu, không cần chờ khoảng cách thời gian 2 tháng mới chích mũi tiếp theo cho trẻ.

- Trẻ mắc bệnh nhẹ vẫn có thể tiêm ngừa vắc-xin. Mẹ nên mua 2 cuốn sổ chích ngừa riêng (sổ chích dịch vụ và sổ chính tiêm chủng mở rộng) để tiêm cho trẻ đầy đủ các mũi.

Trẻ mắc bệnh nhẹ không bị sốt vẫn có thể tiêm phòng - Ảnh minh họa: Internet

- Trẻ uống vắc-xin rota của hãng này nếu hết thuốc có thể chuyển sang hãng thuốc khác mà không bị ảnh hưởng gì.

- Nếu mẹ muốn cho trẻ tiêm vắc-xin viêm gan A nhưng hết thuốc, có thể tiêm vắc-xin viêm gan A – B, không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

- Vùng tiêm vắc-xin ở trẻ có dấu hiệu sưng đỏ, mẹ nên chườm mát (dùng khăn sạch, dày, quấn cục đá bên trong…). Mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bé sốt, không uống vắc-xin ngừa. Lâu ngày vết tiêm còn sưng nhưng trẻ không đau, mẹ chỉ cần xoa nhẹ, vết tiêm sẽ từ từ tan.

 Bác sĩ Trương Hữu Khanh

(Trưởng Khoa Nhiễm - Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM)

Hồng Ngân

Tin liên quan

Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy để sinh con thông minh?

Theo quan niệm dân gian, bà bầu mang thai nên ăn trứng ngỗng để xua đuổi tà ma. Ngoài ra,...

Bà bầu có nên ăn xoài?

Bà bầu có nên ăn xoài để giải tỏa cơn thèm chua hay hạn chế ăn để con sinh ra...

Bài thuốc dân gian trị dứt điểm những cơn ho kéo dài cho bà bầu

Bà bầu bị ho phải làm sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Những bài thuốc dân gian dưới...

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bánh mì nướng, chuối, táo, sữa chua… là những thực phẩm quan trọng bà bầu nên ăn khi bị tiêu...

Cách chữa bệnh đau mắt đỏ ở bà bầu an toàn, hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian

Mắc bệnh đau mắt đỏ khi mang thai, bà bầu không nên uống thuốc để đảm bảo an toàn cho...

Những thức ăn không tốt cho sức khỏe, bà bầu dù thèm đến mấy cũng phải tránh xa

Những thức ăn không tốt cho bà bầu thường ẩn chứa các chất độc, các chủng vi khuẩn đe dọa...

Cách trị nghẹt mũi thai kỳ cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Có khoảng 30% bà bầu mắc triệu chứng nghẹt mũi thai kỳ. Hiện tượng này do hormone nội tiết tố...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

3 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình