Nội dung bài viết:
Mẹ bầu thiếu canxi nguy hiểm như thế nào?
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng mà cơ thể phụ nữ rất cần trong thời gian mang thai. Vì vậy, nhận biết những dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu vô cùng cần thiết để kịp thời bổ sung khoáng chất này.
Canxi Không chỉ phục vụ cho sức khoẻ của bản thân mà canxi còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của em bé. Nếu như lượng canxi bổ sung cho bé không đủ, một lượng canxi nhất định từ chính hệ xương của mẹ sẽ được chuyển hoá để được bù đắp cho quá trình phát triển này.
Khi mẹ bầu thiếu canxi có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút.
Thậm chí mẹ sẽ bị co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như bàn tay người đỡ đẻ.
Những nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi khi mẹ bầu thiếu hụt khoáng chất này như sau:
- Nếu không cung cấp đủ canxi cho thai nhi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Nguy cơ dị tật cao, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi.
- Trẻ có nguy cơ sinh non và nhẹ cân.
- Hạn chế về mặt nhận thức, dễ mắc bệnh về tim mạch, không phát triển toàn diện.
- Biến dạng các xương gây dị hình: Thóp rộng, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán, đầu bẹp cá trê.
- Còi xương bẩm sinh, giảm chiều dài sơ sinh.Mắc tật về xương khớp như thiếu xương, còi xương, chân vòng kiềng,…
- Răng mọc chậm
- Chậm phát triển vận động: chậm biết bò, chậm biết lẫy, chậm biết đi, có thể sinh non.
Dấu hiệu mẹ bầu thiếu canxi dễ nhận biết nhất
Những biểu hiện mẹ bầu thiếu canxi dễ nhận biết nhất như sau:
Đau lưng
Đau lưng khi mang thai do thiếu canxi ở bà bầu là điều thường gặp, khi mà mẹ bầu không cung cấp đủ canxi cho bé qua đường ăn uống, bắt buộc cơ thể mẹ sẽ tự cân đối bằng cách lấy canxi từ xương mẹ cung cấp cho bé dẫn đến các bệnh đau lưng, loãng xương…
Đau nhức cơ bắp, chuột rút
Các cơn chuột rút, đau cơ hay mỏi lưng khi ngồi là dấu hiệu của việc canxi tụt giảm nghiêm trọng. Vì thế đừng chủ quan với việc chuột rút 2-3 lần/ tuần, đặc biệt khi thức dậy hoặc đi đứng sau thời gian dài ngồi, nằm.
Tê tay chân
Đây là hiện tượng bà bầu thường gặp từ tháng thứ 5 đến hết thai kỳ do thai nhi phát triển mạnh chèn ép lên các mạch máu gây tê tay chân. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu bạn bị thiếu canxi.
Móng tay giòn, dễ gãy
Canxi cũng là thành phần quan trọng giữ cho móng tay móng chân chắc khỏe. Mẹ bầu thiếu canxi sẽ khiến phần móng trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Đau răng
Khi thiếu canxi, mẹ sẽ cảm thấy hàm răng không còn chắc khỏe như trước, bởi thành phần chính cấu tạo nên răng chính là canxi. Mẹ sẽ cảm thấy răng bị đau nhức và tăng nguy cơ bị sâu răng cho mẹ bầu.
Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ
Một trong những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu dễ nhận thấy là cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tay chân rã rời, buồn ngủ và không có năng lượng làm việc.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch vì thế đừng ngạc nhiên nếu như bạn hay cảm vặt, sổ mũi… do thiếu canxi.
Thiếu canxi còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ và tâm trạng lo âu thái ở mẹ bầu.
Ngoài ra, những triệu chứng tưởng chừng như bình thường như da khô, tóc dễ gãy, mất trí nhớ, trầm cảm, co giật cơ mặt và bàn tay… cũng là dấu hiệu cho mẹ bầu biết đang thiếu hụt lượng canxi cần thiết.
Hướng dẫn bổ sung canxi đúng cách cho bà bầu
Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ mà nhu cầu canxi của mẹ bầu khác nhau, theo các chuyên gia khuyến cáo thì nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai dao động từ 800 - 1500 mg canxi/ngày.
Có hai cách để bà bầu bổ sung canxi cho cơ thể đó là thông qua các thực phẩm hằng ngày và các sản phẩm bổ sung canxi thích hợp khi mang thai.
Bổ sung canxi bằng các thực phẩm dinh dưỡng là cách an toàn và cơ thể dễ hấp thụ nhất. Một số loại thực phẩm giàu canxi bà bầu nên bổ sung trong thai kỳ như:
Rau lá xanh: Cải xoăn, cải xanh, rau bina… và các loại rau lá xanh khác chứa rất nhiều canxi, vì vậy mẹ nên thường xuyên bổ sung thêm vào thực đơn hằng ngày.
Hải sản: Luôn “nổi tiếng” là giàu canxi, các loại hải sản như tôm, cua, cá,… giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt. Mẹ bầu ăn 1 – 2 bữa hải sản/tuần sẽ rất tốt.
Sữa: Sữa luôn là thực phẩm không thể thiếu khi muốn cung cấp thêm canxi cho cơ thể. Thông thường, mỗi cốc sữa 230ml có thể cung cấp tới 300mg canxi cho cơ thể. Chỉ cần từ 2-3 ly sữa mỗi ngày là mẹ đã có được lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Sữa chua: Bên cạnh sữa, sữa chua cũng là thực phẩm chứa nhiều canxi, với khoảng 400mg cho một cốc sữa. Ăn sữa chua thường xuyên cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón khi mang bầu hiệu quả.
Đậu phụ: 1 bìa đậu chứa khoảng 800mg canxi, cung cấp gần đủ nhu cầu canxi hàng ngày nên thường xuyên ăn đậu phụ là cách bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể.
Thông thường cơ thể chúng ta chỉ hấp thụ khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Vì vậy, việc bổ sung canxi bằng các sản phẩm chức năng là cần thiết.
Tuỳ vào từng cơ địa, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không bổ sung quá 2500 mg canxi/ngày để tránh quá liều, gây tăng canxi máu.
Thường khi bổ sung canxi cho bà bầu, bác sĩ sẽ chỉ định kèm thêm vitamin D để tăng cường hiệu quả hấp thụ canxi.
Thời gian vàng để bổ sung canxi cho bà bầu chính là sau bữa sáng, hoặc sau bữa ăn trưa 1 tiếng. Các bà bầu tuyệt đối không được bổ sung canxi vào buổi tối có thể gây nguy cơ sỏi thận, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tương tác giữa sắt và canxi có thể xảy ra khi bổ sung cùng lúc. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng hai chất dinh dưỡng này cách nhau vài giờ thay vì đồng thời.
Khi bổ sung canxi cho mẹ bầu, lưu ý không nên phối hợp cùng lúc với những thực phẩm như chocolate, trà, ca cao. Bởi vì những tương tác xảy ra có thể sẽ làm giảm hấp thu canxi.
Như vậy, canxi rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ cần lưu ý những dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu để đi khám và bổ sung kịp thời.