Phụ Nữ Sức Khỏe

Những dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng trái cây họ cam quýt

Nhiều người gặp phải tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay thậm chí khó thở khi ăn các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi hay chỉ tiếp xúc với vỏ cũng khiến bạn bị dị ứng. Dị ứng trái cây họ cam quýt hay còn được gọi là dị ứng cam quýt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bạn.

Bổ sung trái cây họ cam quýt giúp tăng cường vitamin C cùng rất nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi mùa bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp vào mùa.

Dị ứng với trái cây họ cam quýt rất hiếm nhưng vẫn xảy ra. Các loại trái cây họ cam quýt bao gồm cam, chanh, bưởi, quýt,... Bạn có thể bị dị ứng với cam quýt khi ăn trực tiếp hoặc dị ứng với nước ép của các loại quả này, thậm chí là vỏ. Dưới đây là những thông tin mà bạn cần biết về dị ứng cam quýt cũng như cách đối phó và sống chung với vấn đề sức khỏe này.

1. Triệu chứng dị ứng cam quýt

Những người bị dị ứng với trái cây họ cam quýt có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ tới nghiêm trọng (sốc phản vệ). Các triệu chứng này thường là triệu chứng khu trú - nghĩa là bạn sẽ cảm thấy dị ứng tại nơi mà bạn tiếp xúc với trái cây họ cam quýt chẳng hạn như da tay, niêm mạc miệng hoặc toàn thân,...

Các triệu chứng dị ứng cam quýt thường bắt đầu với dấu hiệu dị ứng miệng (Oral allery syndrome - OAS) bao gồm: ngứa ran dữ dội, ngứa môi, lưỡi, cổ họng; sưng môi, sưng nướu,... Người mắc hội chứng dị ứng miệng với trái cây họ cam quýt có thể ăn chúng khi đã nấu chín khiến biểu hiện xuất hiện muộn hơn.

Các triệu chứng dị ứng cam quýt thường bắt đầu với dấu hiệu dị ứng miệng (Ảnh: ST)

Người bị dị ứng với vỏ trái cây họ cảm quýt có thể gặp các triệu chứng viêm da tiếp xúc khi tiếp xúc với vỏ của các loại quả này với các dấu hiệu bao gồm: da đỏ, cảm giác bỏng rát, ngứa ran, da khô, da bong tróc, da sưng thành từng mảng như mề đay, rộp da,...

Trong một số ít trường hợp, dị ứng cam quýt có thể gây ra phản ứng dị ứng toàn thân hay còn gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng của người bị dị ứng. Các triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh chóng bao gồm:

- Sưng miệng và họng nghiêm trọng dẫn tới khó thở, khó nuốt, khó nói

- Ho nghiêm trọng

- Sưng phù nề các bộ phận khác của cơ thể

- Mặt hoặc da cơ thể nhợt nhạt

- Bùng phát cơn hen suyễn

- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy

- Tụt huyết áp, khiến bạn cảm thấy yếu đuối, mạch yếu, mạch nhanh

- Da ửng đỏ

- Lú lẫn

- Mất ý thức

Nếu sốc phản vệ xảy ra, bạn cần liên hệ cấp cứu ngay lập tức.

2. Nguyên nhân gây dị ứng với trái cây họ cam quýt là gì?

- Hội chứng dị ứng phấn hoa/phản ứng chéo

Cũng như các trường hợp dị ứng với trái cây khác, dị ứng với trái cây họ cam quýt cũng có nhiều nguyên nhân, nhiều người bị dị ứng với cam quýt cũng có thể bị dị ứng với phấn hoa.

Những người bị dị ứng với trái cây họ cam quýt có thể bị phản ứng chéo với phấn hoa cỏ (có phản ứng miễn dịch với một số protein nhất định) với các triệu chứng giống với viêm mũi dị ứng. Nói cách khác, có một số protein trong phấn hoa tương tự với protein trong cam quýt nên nhiều người có thể bị dị ứng chéo.

Theo Medical News Today, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy khi thực hiện test lẩy da (Skin Prick Test) kiểm tra dị nguyên thì có 39% người tham gia bị dị ứng với phấn hoa có phản ứng tương tự với cam quýt. Tuy nhiên, một người có thể có kết quả dương tính trong test lẩy da nhưng không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn bị dị ứng thực phẩm khi ăn cam quýt hoặc ngược lại. Nhưng nhìn chung, nhóm người này vẫn nên thận trọng khi ăn.

Nhiều người bị dị ứng phấn hoa cũng bị dị ứng với trái cây họ cam quýt (Ảnh: ST)

- Dị ứng axit citric

Axit citric được tìm thấy tự nhiên trong nước ép trái cây họ cam quýt có thể khiến da, dạ dày và niêm mạc miệng bị kích ứng. Tuy nhiên hợp chất này không kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch do vậy không có khả năng gây ra phản ứng dị ứng.

Theo Healthline, một số người có thể dị ứng với axit citric dưới dạng phụ gia thêm vào thực phẩm hay đồ uống chế biến sẵn - vì thế người bị dị ứng axit citric cần thận trọng trong việc đọc nhãn sản phẩm.

- Viêm da tiếp xúc quang hóa

Một phản ứng không dị ứng khác với cam quýt được gọi là viêm da tiếp xúc quang hóa (Phytophotodermatitis). Đó là tình trạng phát ban có thể xuất hiện nếu nước ép cam quýt dính vào da của bạn và sau đó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tia UV này khiến các chất trong nước trái cây gây kích ứng cho da của bạn.

- Dị ứng limonene

Những người bị dị ứng với vỏ trái cây họ cam quýt thường dị ứng với limonene - một hợp chất có nhiều trong trái cây họ cam quýt. Chỉ cần chạm vào lớp vỏ ngoài cũng có thể gây ra các triệu chứng viêm da tiếp xúc nhưng những người này vẫn có thể uống nước ép tươi.

- Dị ứng cam quýt ở trẻ sơ sinh

Dị ứng thực phẩm phổ biến hơn ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Khoảng 5% trẻ em dưới 5 tuổi bị dị ứng thực phẩm và trẻ từng mắc bệnh chàm khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm hơn, theo VeryWell Health. Tuy nhiên ở trẻ, hơn 90% các trường hợp dị ứng thực phẩm là do 8 loại thực phẩm này gây ra: Trứng, sữa, lúa mì, đậu nành, hạt, đậu phộng, cá và động vật có vỏ.

Để chẩn đoán một người có bị dị ứng với trái cây họ cam quýt hay không bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm máu hoặc test lẩy da. Tuy nhiên, dương tính giả có thể xảy ra ở cả test lẩy da và máu và xét nghiệm dị ứng thực phẩm chỉ được khuyến nghị trong trường hợp có tiền sử lâm sàng liên quan đến dị ứng thực phẩm.

3. Đối phó

Dị ứng thực phẩm không thể chữa khỏi nhưng người bị dị ứng với trái cây họ cam quýt có thể làm một vài điều để tránh tiêu thụ hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng đó, bao gồm cả việc đọc kĩ nhãn thực phẩm, thành phần món ăn khi ăn bên ngoài.

- Thuốc

Thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp dị ứng nhẹ. Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của histamine trong cơ thể - nguyên nhân gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.

Những người bị dị ứng nặng luôn cần mang theo bút tự tiêm Epipen bên người để phòng các trường hợp sốc phản vệ.

- Những thực phẩm cần tránh

Những người bị dị ứng với thực phẩm như cam quýt nên tránh tiêu thụ trái cây họ cam quýt và bất kỳ thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm nào có thể chứa chúng chẳng hạn như nước trái cây, kem, sữa chua có hương vị, thạch, trà thảo mộc, nước sốt, các món hải sản nướng, cocktail có cồn hoặc không cồn, thực phẩm bổ sung vitamin C và bioflavonoid, kẹo, bánh,...

Thành phần cam quýt cũng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem đánh răng, mỹ phẩm và nước hoa (thường chứa limonene).

- Thực phẩm thay thế

Một số trường hợp bị dị ứng với trái cây họ cam quýt có thể lựa chọn ăn ở dạng nấu chín để vô hiệu hóa các protein có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Nếu bạn không thể chịu đựng được cam quýt nhưng muốn thêm hương vị này vào món ăn, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc như chanh cỏ roi ngựa (lemon verbena - mã tiên thảo) hay chi muối (sumac); giấm; rượu trắng để thay thế.

Nếu bạn muốn bổ sung vitamin C từ trái cây họ cam quýt, bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm giàu vitamin C khác như ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ trắng, kiwi, xoài, đu đủ, dâu tây,...

4. Dị ứng với trái cây họ cam quýt khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn cho rằng mình bị dị ứng với trái cây họ cam quýt với những triệu chứng kể trên, hãy cân nhắc tới việc thăm khám bác sĩ, đặc biệt nếu điều này xảy ra nhiều lần. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bằng các xét nghiệm kiểm tra chất dị ứng và đưa ra lời khuyên phù hợp với thể trạng của bạn.

Ngoài ra nếu sốc phản vệ xảy ra, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức để được can thiệp kịp thời. Sốc phản vệ không được can thiệp có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Theo Châu Anh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Cơm nguội thừa đừng vội bỏ đi, tận dụng làm ngay 7 món ăn này, vừa ngon lại bổ dưỡng...

Không thể phủ nhận gạo là một trong những loại thực phẩm đa năng nhất, có thể được chế biến...

Muốn khổ qua không đắng hãy thử ngay 6 cách này, món ăn vừa trọn vị lại giòn ngon mọng...

Bạn không ăn khổ qua vì vị đắng của nó? Nếu có, hãy đọc phần thông tin này để khám...

Trứng nâu và trứng trắng: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

Sự khác biệt về màu sắc giữa trứng nâu và trắng hoàn toàn là bề ngoài và được xác định...

Hành tây có lợi ích gì đối với sức khỏe

Hành tây là nguyên liệu cần thiết trong nhiều món ăn, nhưng hành tây còn là loại rau giàu dinh...

Hồng treo gió - những lợi ích cho sức khỏe

Hồng treo gió là loại hồng sấy dẻo bằng phương pháp tự nhiên nhờ gió. Được yêu thích bởi độ...

Rau mầm đá có công dụng gì?

Rau mầm đá không chỉ là món ăn đặc sản mà còn là vị thuốc có nhiều công dụng bất...

Công dụng bất ngờ của bồ kết với sức khỏe

Trong y học hiện đại, bồ kết có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ một số bệnh viện dùng...

Tin mới nhất

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

13 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

13 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

13 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

15 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

15 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

1 ngày 17 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

1 ngày 17 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

1 ngày 17 giờ trước

Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình