Phụ Nữ Sức Khỏe

Những "đại kỵ" cần tránh khi ăn lẩu, người Việt cần biết để tránh rước họa vào thân

Nó không tự gây ra bệnh mà là do cách ăn, cách sử dụng các nguyên liệu của người dùng mới tạo ra bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, lẩu chỉ là món ăn bình thường như mọi món ăn khác. Nó không tự gây ra bệnh mà là do cách ăn, cách sử dụng các nguyên liệu của người dùng mới tạo ra bệnh.

Ảnh minh họa

Thực tế, món lẩu giống như một món canh hỗn hợp được đun sôi, lẩu chỉ an toàn khi mọi nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận và đảm bảo khi được nấu chín. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hàng quán thay vì sử dụng nước hầm xương đã thay thế bằng gói gia vị hay sử dụng chất tạo ngọt có chất bảo quản. Thậm chí nhiều gia đình cũng dựa vào gói lẩu có sẵn bởi sự tiện lợi, gia vị đầy đủ.

Hơn nữa, lẩu thường có vị cay nóng, sử dụng nhiều gia vị, nhiều loại thịt, đôi khi chỉ nhúng qua đồ ăn là đã vội gắp ra ăn nóng. Không những thế, việc chọn rau xanh cũng được nhiều người tùy hứng, chọn theo khẩu vị mà không biết có những loại rau không nên phối hợp với nhau trong cùng một nồi, vì nó có thể sản sinh ra các chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3 loại lẩu và rau phổ biến dưới đây được khuyến cáo không ăn cùng nhau:

Lẩu gà kỵ rau kinh giới

Ảnh minh họa

Gà được khuyến cáo không nên ăn cùng rau kinh giới vì theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não. Vì vậy, nếu ăn lẩu gà thì nên tránh xa rau kinh giới.

Lẩu gà hợp nhất là rau ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối…

Lẩu hải sản kỵ cà chua

Ảnh minh họa

Lẩu hải sản có đặc tính là tanh, rất hợp với các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa… nhưng được khuyên không nên kết hợp với cà chua bởi vì khi kết hợp với loại rau quả giàu vitamin C như cà chua thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), ăn vào có thể gây ngộ độc cho cơ thể.

Lẩu riêu cua bắp bò kỵ rau mồng tơi

Ảnh minh họa

Lẩu riêu cua bắp bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, khế chua và một số loại nấm... nhưng được khuyên không nên kết hợp với rau mồng tơi vì sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.

Ngoài ra, lẩu riêu cua bắp bò cũng được khuyên không kết hợp với cần tây, khoai lang và khoai tây. Vì cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

7 sai lầm phổ biến cần tránh khi ăn lẩu

Không ăn quá nóng

Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 60 độ C.

Nếu thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới viêm thực quản. Vì vậy, khi gắp thực phẩm đang được nấu sôi từ trong nồi ra tuyệt đối không được ăn ngay. Tốt nhất nên để ra bát chờ cho nguội bớt rồi mới ăn.

Không ăn thịt trước

Thông thường thực phẩm chính trong các món lẩu là các loại thịt. Nhưng xét từ góc độ sức khỏe nếu có khoai tây, khoai lang hoặc rau thì ăn trước, sau đó mới ăn đến thịt. Lý do là trong khoai tây và khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột có thể hình thành lớp bảo vệ trong dạ dày giúp tránh những thành phần gây kích thích như cay nóng trong lẩu gây tổn hại tới dạ dày.

Mặt khác trong khoai tây và khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ các chất béo và cholesterol.

Ảnh minh họa

Không kéo dài thời gian ăn

Thường thì có thời gian bạn mới chọn ăn lẩu. Có những mâm lẩu thời gian ăn kéo dài đến vài tiếng. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn.

Thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.

Không dùng đũa chung để gắp thức ăn sống, chín

Nếu bạn chỉ dùng một đôi đũa để gắp thức ăn sống cho vào nồi lẩu, rồi dùng đôi đũa ấy để gắp thức ăn chín cho vào miệng. Việc này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống xâm nhập vào khoang miệng của bạn. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị hai đôi đũa để dùng gắp thức ăn sống và chín riêng khi ăn.

Không nên ăn đồ nhúng còn tái, đỏ

Nhiều người sẽ thích vị tươi mềm, nên khi thả thịt sống vào nồi đã nhanh chóng gắp ra ăn ngay dù chỉ tái bên ngoài mà chưa xem kỹ bên trong đã chín hay chưa. Khi bạn ăn thịt nhúng còn tái, đỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn. Do đó, bạn cần đợi thịt chín kỹ hoàn toàn rồi mới ăn. Trước đó bạn hãy đợi nước lẩu sôi cao rồi mới để thức ăn vào nồi lẩu, để đảm bảo thức ăn của bạn được làm nóng và chín kỹ.

Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc

Nếu bạn ăn lẩu chua cay thường dễ toát mồ hôi khi ăn, nhiều người thường uống nước đá lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, bạn có biết cách ăn này sẽ dễ gây hại cho đường ruột và dạ dày của ta. Bởi khi bạn ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa của bạn.

Cần thay nước lẩu nếu bạn ăn lâu

Khi nước lẩu nấu càng lâu, càng về cuối sẽ càng mặn. Nồi lẩu sôi đi, sôi lại sẽ khiến các hàm lượng vitamin và các chất có lợi trong thức ăn bị giảm đi. Thay vào đó là hàm lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần khác gây hại cho cơ thể của bạn tăng cao. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh gút (gout), tiểu đường hoặc một số bệnh khác cho ta.

Theo M.H (th)/Gia đình.net

Tin liên quan

Bộ Y tế: Các biến thể mới của Covid-19 vẫn liên tục xuất hiện

Bộ Y tế thông tin dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, các biến thể mới liên...

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh lý xoắn dạ dày rất hiếm gặp

Xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội và nôn khan, khi vào Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Q.A....

Từ vụ bé 10 tuổi nguy kịch sau khi uống nước ngọt có ga: Chuyên gia phát hiện tác nhân...

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể chết người, nó xảy ra đột ngột...

Hiểu đúng về vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Sự phát triển và hoạt động...

Sáng 30/1: Cả nước chỉ còn 1 bệnh nhân COVID-19 nặng; Giai đoạn khẩn cấp đại dịch vẫn chưa kết...

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy cả nước hiện chỉ còn 1 bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở...

Sau khi uống nước ngọt có ga, bé 10 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh nhi sau uống nước ngọt có ga vài phút xuất hiện cảm giác nuốt nghẹn, mắc vướng cổ họng,...

Đừng để cơn mệt mỏi sau Tết đánh bại, 5 lưu ý giúp ngủ ngon, phục hồi sức hiệu quả...

Đi ngủ như một người ngủ say và thức dậy siêu sảng khoái với 5 thói quen này sẽ giúp...

Tin mới nhất

2 năm làm xa chồng về đưa vợ 3 tỷ, đêm gặp lại anh ôm chặt vợ rồi khóc khiến...

25 phút trước

Mừng tuổi mẹ chồng 100 triệu bà cáu kỉnh đẩy trả, con dâu tái mặt ôm bụng khi nghe bà...

49 phút trước

Sinh đến nơi mà vợ vẫn lén cho bố đẻ 5 triệu, tôi sang nhà định ý tứ đòi lại...

50 phút trước

Mẹ chồng chê thông gia cưới con không cho nổi chỉ vàng, tôi đáp: Con nhờ người xách lên chứ...

1 giờ trước

Chê thông gia quê, mẹ chồng mang 3 tráp ăn hỏi lèo tèo, đến cổng nhà gái bà lác mắt...

1 giờ trước

6 năm lấy chồng không muốn sinh con, lời đề nghị đầu năm của mẹ chồng khiến tôi mát mặt

1 giờ trước

Chị dâu mới đẻ ít sữa, tôi mua 2kg thịt dê về nấu cháo cho ăn mà chị khiến tôi...

1 giờ trước

Biếu mẹ đẻ 1 triệu mà chồng đuổi khỏi nhà, tôi tiết lộ điều này khiến anh vội về tận...

1 giờ trước

Dọn nhà làm giỗ đầu chồng, chị dâu thấy cuốn nhật ký giấu dưới đáy tủ, đọc xong nhất quyết...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình