Phụ Nữ Sức Khỏe

Hiểu đúng về vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Sự phát triển và hoạt động của chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày -tá tràng.

Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm rất cao. Chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường. Bệnh gây ức chế, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn HP làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày - tá tràng.

Vi khuẩn HP đi qua những đường nào?

Vi khuẩn HP có thể sống trong dạ dày. Nếu không can thiệp sớm, bệnh có thể diễn tiến mạn tính, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Do vi khuẩn HP tồn tại trong dịch vị dạ dày, nước bọt, mảng bám răng nên chúng lây truyền từ người này sang người khác qua đường miệng do dùng chung bát đũa, chén uống nước, khi hôn, khi mẹ mớm cơm cho con, khi người lành tiếp xúc với vi khuẩn HP qua nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh. …

Do đó, nếu 1 người nhiễm bệnh thì người thân, người tiếp xúc gần có nguy cơ nhiễm rất cao.

Vi khuẩn HP có thể được đào thải qua đường phân gây lây lan ra cộng đồng. Thói quen ăn đồ ăn sống, giữ vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn đường ruột này.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua các đường khác như: khi sử dụng chung các thiết bị y tế mà không được vệ sinh tiệt trùng tốt như ống nội soi, dụng cụ nha khoa,…

Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP

Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.

Một người nhiễm bệnh có thể lây lan cho người thân, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh … Triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra cũng thầm lặng, khó phát hiện.

Đau bụng nhiều lần.

Buồn nôn và nôn.

Ợ hơi, có cảm giác no, đầy hơi.

Giảm cân không rõ nguyên do.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Triệu chứng nặng hơn có thể gặp như phân đen, nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, phân có máu tươi,…

Điều trị và dự phòng HP

Để xác định chính xác có nhiễm vi khuẩn HP dạ dày chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Đó là: xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên trong phân và nội soi.

Khi được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn HP, không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế tiết acid ở dạ dày... Nguy cơ gây bệnh của vi khuẩn HP phụ thuộc vào cơ địa, tuổi tác, chế độ ăn uống sinh hoạt, sử dụng thuốc, độc tố của vi khuẩn… Vì thế bạn cần thực hiện:

Chế độ dinh dưỡng: Lựa chọn các thực phẩm sạch nguồn nước sinh hoạt an toàn. Nên bổ sung các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày có rau xanh, chứa nhiều vitamin, chất xơ như súp lơ, rau bó xôi, ớt chuông, bắp cải…

Dùng các loại sữa chua, sữa chua uống,… chứa nhiều các lợi khuẩn vô cùng tốt cho dạ dày.

Muốn xác định chính xác có nhiễm vi khuẩn HP dạ dày chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra.

Men vi sinh trong sữa chua tác động tích cực vào hoạt động của hệ tiêu hóa. Bổ sung các loại trái cây tươi, tinh chất nghệ, tỏi, mật ong. Hạn chế các thức ăn rán, chiên, thức ăn nhanh, các nước uống chứa cồn, chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt và rèn luyện. Sinh hoạt hằng ngày trong môi trường sạch thoáng. Sử dụng nước uống có nguồn nước sạch. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Luyện tập và chơi những môn thể thao hợp với sức khỏe cũng như tuổi tác. Cần thay đổi thói quen, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc khi có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn HP. Phát hiện bệnh sớm thì thời gian điều trị bệnh sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất.

Theo BS Nguyễn Phương/Sức khỏe Đời sống

Tin liên quan

Sáng 30/1: Cả nước chỉ còn 1 bệnh nhân COVID-19 nặng; Giai đoạn khẩn cấp đại dịch vẫn chưa kết...

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy cả nước hiện chỉ còn 1 bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở...

Sau khi uống nước ngọt có ga, bé 10 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh nhi sau uống nước ngọt có ga vài phút xuất hiện cảm giác nuốt nghẹn, mắc vướng cổ họng,...

Đừng để cơn mệt mỏi sau Tết đánh bại, 5 lưu ý giúp ngủ ngon, phục hồi sức hiệu quả...

Đi ngủ như một người ngủ say và thức dậy siêu sảng khoái với 5 thói quen này sẽ giúp...

Béo phì đang trở thành "dịch bệnh", chuyên gia khuyến cáo gì để không bị béo phì?

Béo phì được Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ công nhận là bệnh...

Phát hiện mối liên hệ bất thường giữa COVID-19 và gan nhiễm mỡ

Các nhà khoa học Úc đã tìm ra lời giải đáp - kèm theo cảnh báo - về một sự...

4 loại thực phẩm bác sĩ ung bướu không bao giờ ăn nhưng nhiều người thích

Thói quen ăn uống tác động rất lớn tới sức khỏe con người. Nếu lựa chọn thực phẩm không tốt,...

Bảo vệ thị lực khi bị tiểu đường tấn công: bí kíp đơn giản chăm sóc đôi mắt khỏi 'kẻ...

5 thói quen ăn uống cần tuân theo để giúp bảo vệ thị lực trong thời gian mắc bệnh tiểu...

Tin mới nhất

Hoãn chuyến công tác để về nhà đột ngột tôi mới biết hóa ra mỗi cuối tuần chồng đều "giải...

24 phút trước

Biếu 2 triệu/tháng mà về quê bà nội cho cháu 5kg gạo làm quà, tôi chán không ngó ngàng nhưng...

24 phút trước

Chồng đi công tác dẫn về 1 đứa trẻ nhận làm con nuôi, câu nói của đứa bé khiến tôi...

24 phút trước

Đi làm về giữa trưa thấy đôi dép lạ trước cửa, tôi chết điếng cảnh tượng trong phòng ngủ

1 giờ trước

Vội lấy nữ nhân viên ngân hàng xinh đẹp sau khi vợ mất 1 năm, một lần đi công tác...

1 giờ trước

Mỗi tháng đưa vợ 7 triệu nhưng chiều nào chồng cũng đua đòi đi tennis, nghe con gái nói tôi...

1 giờ trước

Mẹ chồng 58 tuổi bất ngờ mang thai, muốn tôi làm mẹ của đứa trẻ nhưng tôi từ chối và...

1 giờ trước

Chồng chán nản vì sau sinh con, vợ bỗng lười đi làm "chỉ biết ở nhà lướt điện thoại, ăn...

2 giờ trước

Hôn nhân đang trục trặc thì gặp lại người thầy giáo cũ, tôi lập tức ly hôn chồng

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình