Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu sớm chứng tỏ bệnh nặng

Từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị 100 ca tay chân miệng. Đặc biệt, chỉ 5 ngày trở lại đây đã có tới 15 trường hợp mắc bệnh vào nhập viện, hầu hết là các bé dưới 3 tuổi.

Chú ý đến dấu hiệu khác thường ở trẻ

Chị Hà, mẹ bé Nguyễn Thu Linh (14 tháng, ở Hải Dương) đang điều trị tay chân miệng (TCM) tại BV Nhi Trung ương cho biết, trước đây vài ngày, cháu sốt cao 39-40 độ liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, miệng xuất hiện vài nốt nhỏ li ti . Gia đình đưa bé đi khám tại tuyến cơ sở thì được chẩn đoán viêm họng cấp và cho thuốc uống. Tuy nhiên sau khi thấy tình trạng của con vẫn không thuyên giảm, gia đình vội đưa bé lên BV Nhi Trung ương. Tại đây, cháu Linh được thăm khám, làm các xét nghiệm và được chẩn đoán mắc TCM.

Trường hợp khác, cháu Đỗ Thùy Minh (22 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cũng phải nhập viện điều trị TCM do cháu đột nhiên sốt cao 39-40 độ, quấy khóc liên tục. “Sau khi vào viện 1 ngày, cháu mới nổi các nốt mụn bé ở cổ họng, khe bẹn, nếu không để ý kĩ, rất khó nhìn thấy” – bố cháu Minh cho hay.

ThS. Hải thăm khám cho bệnh nhi mắc TCM tại khoa Truyền nhiễm.

ThS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương cho biết, bệnh TCM xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Để nhận biết dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu của trẻ. Theo BS. Hải, các dấu hiệu của bệnh TCM bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời triệu chứng bệnh.

Cần rửa sạch tay trước khi ra khỏi bệnh phòng

BS. Đỗ Thiện Hải cho biết: “TCM là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch.

Tại khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, số lượng người nhà vào thăm bệnh nhân rất đông nhưng rất ít người rửa tay trước khi ra khỏi phòng bệnh. Chính họ lại có thể trở thành nguyên nhân reo rắc bệnh từ BV ra cộng đồng".

Ba dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng

ThS. Hải khuyến cáo, trẻ quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh TCM có thể diễn biến nặng.

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Đó là 3 triệu chứng rất sớm, cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh thế nào?

Theo các bác sĩ, bệnh TCM có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục như dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa… Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Trẻ mắc bệnh TCM cần chú ý giữ vệ sinh, tránh lây bệnh trong cộng đồng. Ảnh minh hoạ.

Để phòng bệnh lây lan trong cộng đồng, ThS. Hải khuyến cáo, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Theo Lê Nguyên/Sức Khỏe & Đời Sống

Tin liên quan

 Bác sĩ Nhi chỉ ra dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách phòng tránh

Cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu cơ bản khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng để kịp thời...

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị tại nhà mẹ cần nhớ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là căn bệnh thường gặp, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời...

Chi tiết biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ thường là sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng...

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhanh khỏi mẹ cần biết

Trẻ bị tay chân miệng cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và có chế độ ăn uống đủ...

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là vì sao?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau nên có những...

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà giúp bé nhanh khỏi

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nếu điều trị bệnh tay chân miệng...

Hội doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam: “Doanh nhân vươn xa...

Sau hơn 2 năm thành lập, Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam đã thu hút được gần 400 hội...

Tin mới nhất

Hội doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam: “Doanh nhân vươn xa...

1 giờ trước

Người xưa dặn chẳng sai: "Trồng tứ hoa trước cửa, thu hút tài lộc, phú không còn là mơ"

2 giờ trước

Sản phụ sốt cao, suy đa tạng sau 11 ngày sinh mổ, tử vong bất thường tại bệnh viện

2 giờ trước

Vụ nam sinh lớp 12 tử vong bất thường: Bố đẻ cầm gậy đánh con, dẫn đến suy hô hấp,...

2 giờ trước

Mưa lớn kèm gió lốc ở Đồng Nai, cây cao 20 mét bật gốc, gãy đổ vào nhà dân, gây...

20 giờ trước

Vụ trường học ở Bình Định tháo 5 tivi trả phụ huynh, hiệu trưởng nói gì?

1 ngày trước

Bố mẹ tự uống cả chục loại thuốc trị ho, bé trai 7 tuổi sốc phản vệ nguy kịch

1 ngày trước

TP.HCM: Bé trai, bé gái mất tích bí ẩn 4 ngày chưa tìm thấy

1 ngày trước

Người phụ nữ ở Quảng Ninh lừa đảo 40 tỉ đồng với chiêu thức tinh vi này

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình