Thời điểm giao mùa chính là điều kiện thuận lợi để các khuẩn bệnh phát triển nhanh hơn. Nếu như sức đề kháng yếu thì rất dễ bị cảm sốt và hiện nay bệnh tay chân miệng càng lây lan nhanh hơn. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em ngày nay càng gia tăng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện nhất. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này? Bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.
Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Cũng tương tự như tên bệnh, trẻ em thường mắc một lúc bệnh về tay, chân, miệng. Ban đầu trẻ thường bị sốt nhẹ, bị đau họng, đau miệng, chảy miếng nước và chán hơn.
Trẻ bị đau nên thường bỏ bú. Điều kiện thời tiết thay đổi, nóng nực khiến miệng của trẻ bị lở, sưng đỏ. Còn nếu bị nặng hơn thì vùng môi trong, lưỡi cũng bị viêm đỏ. Nếu quan sát kỹ hơn thì bạn sẽ thấy lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối hay vùng mông của trẻ sẽ xuất hiện vết nổi ban, phỏng nước hay vết cộm.
Tình trạng bệnh về tay chân miệng sẽ nặng hơn và cần được điều trị kịp thời khi thấy trẻ sốt cao, bị đau bụng, khó ngủ, quấy khóc hay ngủ kéo dài.
Phát hiện bệnh tay chân miệng sớm để có biện pháp giải quyết ngay từ ban đầu để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn và không còn di chứng cho sự phát triển sau này của trẻ. Bởi vậy, nếu thấy các biểu hiện như trên, bạn cần áp dụng ngay cách dưới đây để chăm sóc trẻ tại nhà tốt nhất nhé.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Người ta thường lo lắng về bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm không? Thực chất, nếu bệnh này được điều trị đúng cách thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe của trẻ sau này. Nhưng nếu ngược lại thì nó sẽ khiến cơ thể bé còn giữ các nốt phát ban, ảnh hưởng đến trí não và sức khỏe sau này. Chính vì vậy, các mẹ đừng coi thường bệnh này mà cần chăm sóc trẻ tốt hơn nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc chăm sóc sức khỏe của trẻ cần được đảm bảo khi cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Còn đối với trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng thì thức ăn cần lựa chọn loại mềm, mịn, có tính mát để trẻ thấy dễ chịu khi ăn. Một số món ăn như cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, phô mai, đậu hũ,... rất phù hợp để các mẹ lựa chọn.
Nếu như trường hợp trẻ bị bệnh và không muốn ăn thì mẹ cũng đừng cố gắng ép bé nhé. Lúc này bạn cần chia nhỏ các bữa ăn ra, cho trẻ ăn từng chút một để tránh tình trạng bị hạ đường huyết.
Bạn cần bổ sung nhiều hơn vitamin C có trong rau củ, trái cây để thanh nhiệt cũng như đảm bảo sức đề kháng cho trẻ tốt nhất.
Nếu như trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì hãy tiếp tục cho bú và cũng có thể cho trẻ bú nhiều lần nhé.
Lưu ý khi cho trẻ ăn đó là nên dùng loại muỗng nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở lưỡi và môi. Đồng thời, khi tình trạng bệnh tay chân miệng thuyên giảm, bạn nên tập cho trẻ thói quen ăn uống đều đặn và đủ dưỡng chất theo từng lứa tuổi.
Vệ sinh đúng cách cho trẻ bị tay chân miệng
Bạn cần tắm rửa đều đặn cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ được các vi khuẩn gây bệnh cũng như hạn chế quá trình lây lan của bệnh. Tuy nhiên bạn cần tắm rửa cho trẻ một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng các vết mụn nươc bị bể khiến trẻ bị đau rát.
Quần áo của trẻ cần ngâm trong dung dịch sát khuẩn hoặc giặt bằng nước nóng. Các vật dụng ăn uống hàng ngày của trẻ cũng cần được đảm bảo vệ sinh hơn khi trụng với nước sôi và sử dụng riêng.
Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cần tạo cho trẻ không gian thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió để trẻ sinh hoạt và vui đùa.
Như vậy chúng ta đã biết cách chăm sóc cho trẻ khi bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì, vệ sinh như thế nào đúng nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có cách phòng và điều trị bệnh tốt nhất.