Phụ Nữ Sức Khỏe

Chi tiết biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ thường là sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng nước ở bàn tay, bàn chân…

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông...

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng nước ở bàn tay, bàn chân…(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gặp là 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Virus này lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước.

Trẻ em với hệ miễn dịch còn yếu nên virus dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết từ đó sẽ phát triễn rất nhanh, gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Giai đoạn đầu ủ bệnh từ 3-7 ngày, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Sau hai ngày có dấu hiệu sốt, cơ thể bé bắt đầu phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hoặc mông.

Nếu phát hiện muộn, bệnh có thể trở nặng khiến trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, nhịp tim nhanh, thở nhanh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Cách điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả

Các mẹ có thể điều trị các triệu chứng tay chân miệng cho con hiệu quả bằng cách áp dụng một số phương pháp sau:

- Giảm cơn sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, lau người bằng nước ấm hoặc muối loãng.

- Tăng cường chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ nuốt, uống nhiều nước. Tránh các thực phẩm cay, mặn, đồ uống có ga…

- Sử dụng thuốc sát khuẩn để điều trị các vết thương, mụn ngoài da tránh lây lan, nhiễm trùng. Không cạy các vết mụn do bệnh gây nên.

- Khi trẻ có các dấu hiệu phát bệnh cần đưa trẻ đến bệnh viên và cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Tiêu đề hình ảnh

- Cha mẹ nên dạy trẻ cách rửa tay bằng nước nóng và xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,...

- Mẹ chú ý rửa tay sạch với xà phòng trước khi nấu ăn, cho con ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.

- Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.

- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Sau khi ăn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.

- Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần thực hiện cách ly bé với các trẻ khác để tránh lây nhiễm. Đồng thời nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn về tình trạng bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường lây lan khá nhanh. Nếu không được xử lý kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, các bậc cha mẹ nên dựa vào những biểu hiện được nhắc ở trên để nhanh chóng phát hiện và tìm phương hướng điều trị tốt nhất cho con.

Dạy con cách rửa tay sạch để phòng tránh bệnh tay chân miệng:

Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 – 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.

Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên).

Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.

Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.
Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.

Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

Theo Khám phá

Tin liên quan

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

Dưới đây là 10 chiến lược hiệu quả giúp phụ huynh hướng dẫn và hỗ trợ con cái phát triển...

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

Ca sĩ Võ Hạ Trâm tập các bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng để phục hồi cơ sàn...

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

Sữa và thức ăn nhanh là 2 món mà bất cứ đứa trẻ nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, nhiều...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình