Theo bác sĩ Kenichiro Hasumi, tại Nhật Bản, vắc-xin HITV (Human Initiated Therapeutic Vaccine) là thành tựu đầu tiên trong việc phát triển phương pháp điều trị kết hợp giữa xạ trị và tế bào đuôi gai.
Loại vắc xin này không có tác dụng phụ. Tiêu diệt các khối u tái phát sau khi khối u gốc đã biến mất, về nguyên tắc chỉ có thể thông qua các tế bào miễn dịch. Kéo dài thời gian tái phát bằng cách giảm thiểu số lượng khối u mới.
Trải qua 14 năm, ứng dụng và điều trị dược phẩm này cũng mang lại nhiều kết quả khả quan, tuy kết quả vẫn còn tùy thuộc một phần vào số lượng khối u và đường kính khối u, nhìn tổng thể phương pháp điều trị này đã đạt được tỉ lệ chữa khỏi ở mức 70%.
Để đạt được mục tiêu điều trị khối u đã tiến triển bằng phương pháp miễn dịch, các bác sĩ bắt đầu từ việc để cơ thể làm quen và thích nghi với các kháng nguyên ung thư. Bước đầu tiên là vắc-xin hóa các tổn thương trong khắp cơ thể.
Đối với các trường hợp đã di căn bác sĩ phải xem như từng khối u khác nhau. Do đó các nhà nghiên cứu Nhật Bản đưa các tế bào đuôi gai vào từng khối u và thúc đẩy việc sản xuất các tế bào ung thư độc hại ở mô khối u. Những tế bào ung thư độc hại này đi vào máu, làm sạch máu bằng cách loại bỏ các tế bào ung thư trong máu.
Về mặt lý thuyết, nếu trong máu không có các tế bào ung thư. Sẽ không có di căn mới xảy ra. Ngoài ra, các tế bào ung thư độc hại cũng có tác dụng loại trừ đối với các khối u vi mô đã di căn vô hình, tuy nhiên cũng có trường hợp khối u không biến mất hoàn toàn mà lại xuất hiện như một khối u mới khi chẩn đoán hình ảnh.
Trong những trường hợp đó ta vẫn có thể kiểm xoát khối u với hiệu suất cao bằng cách cách ly thông qua các các tế bào ung thư độc hại đã đưa vào máu từ trước.
Thông qua các quá trình trị liệu trên kết hợp với các phương pháp điều trị hiện có, hiệu quả điều trị đươc đảm bảo. Sau khi chỉ số biểu thị khối u trong máu đã bình thường và xác nhận rằng khối u đã biến mất hoàn toàn thông qua chẩn đoán hình ảnh, sẽ là giai đoạn phòng ngừa tái phát, thông qua các tế bào đuôi gai.
Tính từ năm 2008 đến nay đã có hơn 1.200 bệnh nhân bị ung thư trực tràng, dạ dày, phổi, vú, gan, tụy... ở Nhật và nhiều nước như Mỹ, Australia... được điều trị bằng phương pháp này, hiện họ vẫn sống khỏe mạnh và tế bào ung thư không tái phát.
Năm 2018, Việt Nam có gần 165.000 ca/96,5 triệu dân ca mắc ung thư mới, trong đó gần 70% trường hợp tử vong.