Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhận biết sớm tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có từ trước khi mang thai, xuất hiện trong khi mang thai hoặc đã có sẵn từ trước và nặng lên do thai nghén.

Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có từ trước khi mang thai, xuất hiện trong khi mang thai hoặc đã có sẵn từ trước và nặng lên do thai nghén. Đối với người bình thường, tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận và các chứng tim mạch...

Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai, tăng huyết áp dẫn đến hiện tượng tiền sản giật, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và tử vong do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng...

Chính vì thế, theo dõi huyết áp thường xuyên là việc làm thường xuyên và vô cùng quan trọng để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Yếu tố nào gây ra chứng tăng huyết áp?

Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý...

Để an toàn cho cả mẹ và con, phụ nữ mang thai cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường... cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, một số bệnh lý mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường...

Triệu chứng của chứng tăng huyết áp khi mang thai

Ngoài việc sử dụng máy đo huyết áp để biết chính xác huyết áp khi mang thai, thai phụ có thể chú ý quan sát sức khỏe của bản thân để nhận biết chứng tăng huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ qua một số triệu chứng chính sau:

Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết, phù mềm ấn lõm. Đặc biệt, thai phụ thấy tăng cân nhanh, dấu hiệu phù này không giống với phù sinh lý do thai chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn (phù nhẹ ở chân, mắt cá, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì hết phù).

Ảnh minh họa: Internet

Tăng huyết áp khi có thai được coi là thai nghén có nguy cơ, nếu trước đó chưa biết có tăng huyết áp mà khi có thai, huyết áp tối đa > = 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >= 90mmHg thì là tăng huyết áp, hoặc đã biết huyết áp trước đó mà huyết áp tối đa tăng >= 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng > = 15 mmHg so với huyết áp trước khi mang thai thì được coi là tăng huyết áp (lưu ý: đo huyết áp 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ).

Đạm niệu: huyết áp tâm trương từ 90-110mmHg kèm theo đạm trong nước tiểu 0,3g/l thì được gọi là tiền sản giật nhẹ và nếu huyết áp tâm trương >= 110mmHg và lượng đạm trong nước tiểu 1g/l kèm theo các dấu hiệu nhức đầu, hoa mắt, đau vùng thượng vị thì được coi là tiền sản giật nặng và nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ chuyển thành sản giật đe dọa tính mạng mẹ và con.

Dự phòng và điều trị

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai cần được điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây bệnh. Khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai.

Trong khi mang thai, nếu có tăng huyết áp đi kèm với đạm trong nước tiểu và phù thì phải nghĩ ngay đến tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén tạo nên một bệnh cảnh gọi là tiền sản giật (nếu như sản phụ lên cơn co giật và kết thúc bằng hôn mê).

Ảnh minh họa: Internet

Vì nhiễm độc thai nghén hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân nên vấn đề dự phòng rất khó, chủ yếu là cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, làm xét nghiệm nước tiểu đầy đủ (tháng 1 lần). Sản phụ nếu bị nhiễm độc thai nghén nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi, nằm nghiêng trái, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Nếu có triệu chứng  nhiễm độc thai nghén nặng thì cần phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì sức khỏe của mẹ và con.

Theo BS Lê Thị Hương/VNExpress

Tin liên quan

Dấu hiệu không đủ sữa cho con bú

Cháu mới sinh được ít ngày. Ngày đầu tiên, sữa chưa về nên con cháu phải ăn sữa ngoài. Nhưng...

Những thói quen mẹ tưởng tốt không ngờ lại nguy hại cho thai nhi

Nằm ngửa, xoa bụng, đi bộ nhiều … là một số thói quen tưởng chừng như vô hại của mẹ...

Mách mẹ bầu cách làm dưa món chua ngọt giúp giải nghén, đổi vị bữa ăn hàng ngày

Dưa món là món ăn quen thuộc, dân giã của mọi gia đình. Bà bầu có thể tự tay làm...

Cơ thể bà bầu sẽ ra sao nếu uống mật ong hàng ngày trong thai kỳ?

Vị ngọt thanh tự nhiên, giàu dinh dưỡng của mật ong có tác dụng toàn năng với sức khỏe mọi...

Giải mã tại sao cơ thể phụ nữ chỉ nhận một tinh trùng để thụ tinh

Chỉ một trong 60 triệu con tinh trùng bơi với tốc độ 84,2 mm mỗi giây và chống lại dòng...

Tăng tiết dịch âm đạo có thể là dấu hiệu của căn bệnh chết người

Hậu quả thường gặp nhất của bệnh viêm ống dẫn trứng là dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc...

Những lưu ý để mẹ bỉm sữa chuẩn bị đi làm trở lại sau thời gian “nằm ổ”

Sau khi nghỉ sinh, bà mẹ bỉm sữa trong vòng quay chăm con và khi đi làm trở lại sẽ...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

3 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

3 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình