Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhận biết rối loạn tâm thần tuổi học đường

Với sự kỳ vọng quá lớn và gây áp lực của phụ huynh, học tập không còn là cánh cửa mở ra tương lai mà trở thành nguyên nhân đẩy nhiều học sinh vào bệnh viện vì rối loạn tâm thần.

Lứa tuổi học đường dễ bị rối loạn tâm lý, hành vi do phải học quá nhiều và sức ép về thành tích học tập. Những biểu hiện của mỗi lứa tuổi cũng khác nhau nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe tâm lý của trẻ.

Lứa tuổi nào cũng có thể mắc

Mỗi lứa tuổi có những biểu hiện rối loạn khác nhau, nhiều khi các bậc cha mẹ không nghĩ rằng đó là những dấu hiệu liên quan đến sức khỏe tâm thần của trẻ.

Ở lứa tuổi nhà trẻ (2-3 tuổi), khi bắt đầu đến lớp, trẻ bắt đầu phải làm quen với một môi trường mới: không được chăm sóc riêng như trước đây, những đòi hỏi của trẻ cũng không được đáp ứng dễ dàng như trước, trẻ bắt đầu phải đi vào khuôn khổ như phải ăn, ngủ theo giờ... - tất cả những thay đổi này đều có thể gây nên những rối nhiễu ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần chú ý theo sát, động viên trẻ.

Chăm sóc, thăm hỏi bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần.

Lên mẫu giáo, trẻ bắt đầu phải tham gia vào những mối quan hệ xã hội như chơi, hòa đồng với bạn, tham gia vào những hoạt động của lớp... Với những trẻ nhút nhát, các em sẽ cảm thấy rất khó khăn và nếu không được cô giáo, bố mẹ động viên, giúp đỡ, trẻ sẽ càng thu mình lại và cảm thấy bị cô lập.

Mặt khác, những đứa trẻ hiền lành, nhút nhát dễ bị các bạn bắt nạt. Trong trường hợp này, vai trò của cô giáo rất quan trọng, nếu cô không hiểu tâm lý trẻ thì sẽ gây ra xung đột giữa cô và đứa trẻ, xung đột giữa trẻ với bạn. Một lưu ý nữa là tuổi mẫu giáo là tuổi ăn tuổi chơi, trong khi nhiều cha mẹ vì lo con mình vào lớp 1 không theo kịp bạn bè nên dạy con làm tính, tập viết quá nhiều, choán cả thời gian vui chơi của trẻ.

Từ mẫu giáo, trẻ lên lớp 1 và từ đây, những rối loạn tâm lý, hành vi ở trẻ càng dễ xảy ra. Từ một quãng thời gian chỉ biết chơi đùa là chủ yếu, trẻ bước sang giai đoạn phải học thực sự, thời gian vui chơi ít hẳn. Với những đứa trẻ được chiều chuộng hay quá nhút nhát thì đây được coi là một giai đoạn khủng hoảng. Trẻ còn quá bỡ ngỡ với thời gian biểu của một học sinh, mối quan hệ giữa cô - trò cũng khác, học tập trở thành một nhiệm vụ bắt buộc đối với trẻ...

Những vấn đề trên tạo nên sự xung đột giữa nhu cầu của lứa tuổi với những nhiệm vụ mà đứa trẻ phải hoàn thành (mà nhiều khi nhu cầu học là của bố mẹ chứ không phải của các em). Nhiều đứa trẻ sẽ rơi vào tình trạng học như một cái máy, học theo sự điều khiển của bố mẹ và khi các em không đáp ứng được mong muốn của phụ huynh thì bị mắng mỏ, đem ra so sánh với bạn này bạn khác, thậm chí bị đánh đòn. Điều này dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Càng lên những cấp học cao thì sức ép về học hành, điểm số càng nặng nề. Ở giai đoạn này, thời gian học càng kéo dài hơn, nhất là ở những lớp cuối cấp. Sức ép phải vào bằng được trường chuyên, đại học khiến nhiều em học ngày học đêm, học thêm hết lớp này đến lớp kia; lo lắng triền miên, quá ít thời gian nghỉ ngơi, ăn uống không đủ chất... gây ra những rối loạn cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến những rối loạn tâm thần.

Ngược lại, một số em ở lứa tuổi này có hiện tượng rối loạn hành vi như nói dối, ăn cắp, bỏ học, bỏ nhà qua đêm, yêu đương, nghiện hút... mà ngoài nguyên nhân xã hội thì nguyên nhân từ phía gia đình rất quan trọng. Nhiều người cho rằng những hiện tượng trên là do hoàn cảnh gia đình, bố mẹ “không biết dạy con”, nhưng sự thực, nhiều em sinh trưởng trong những gia đình nề nếp, bố mẹ rất nghiêm khắc nhưng ở lứa tuổi rất nhạy cảm, có nhiều biến đổi phức tạp, các em rất dễ nổi loạn và sẽ còn tiếp tục trượt dài nếu không có sự giúp đỡ của người thân.

Những biểu hiện dễ nhận biết

Tùy thuộc vào loại rối loạn tâm thần mắc phải mà trẻ em có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Nhưng các rối loạn đó vẫn có một số triệu chứng chung như: Ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo: trẻ lười ăn, hay quấy khóc, hay cáu kỉnh, ương bướng, không muốn đến lớp... 

Trẻ bắt đầu đi học tiểu học: lầm lì, bướng bỉnh, hay kêu đau đầu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sợ đi học, sống thu mình... Lứa tuổi THCS, THPT: nhức đầu, mắt kém, cơ thể suy nhược, lúng túng, thậm chí sợ hãi khi phải tự giải quyết những công việc không thuộc lĩnh vực học hành; nặng hơn là có những biểu hiện rối loạn tâm thần; những rối loạn hành vi thường thấy: nói dối, ăn cắp, bỏ học, bỏ nhà qua đêm, nghiện hút, yêu đương sớm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Như vậy, những rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường phải được hiểu rộng ra là tất cả những biểu hiện, hành vi, cách ứng xử... bất thường ở trẻ. Trong trường hợp đó, người lớn, nhất là các bậc cha mẹ, thầy cô không nên có những lời nói, hành động làm tổn thương trẻ mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, giúp đỡ trẻ thoát khỏi tình trạng đó. Đặc biệt, không nên bắt trẻ thực hiện những nhiệm vụ vượt quá năng lực của trẻ, tạo cho trẻ quá nhiều sức ép bởi điều đó có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ bản thân đứa trẻ mà cả gia đình, xã hội phải gánh chịu.

Theo BS. Đinh Văn Đăng/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Bé 2 tuổi dậy thì sớm vì bà cho ăn món mà nhiều mẹ Việt nghĩ giúp trẻ thông minh

Vì nghĩ rằng món ăn này nhiều dinh dưỡng, chỉ người có tiền mới dám ăn nên người bà cho...

Cảnh báo sức khỏe khi tiêm thuốc làm chậm dậy thì cho trẻ

Hiện nay, có nhiều trẻ dậy thì khá sớm khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Do sợ con dậy...

Nguyên tắc dinh dưỡng lứa tuổi dậy thì để trẻ phát triển toàn diện

Dậy thì là lúc trẻ phát triển mạnh, nhanh về thể lực, sự thay đổi của hệ thần kinh, nội...

Trầm cảm tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên: Những dấu hiệu cha mẹ không thể bỏ qua

Đau đầu, căng thẳng, lo âu… không chỉ là những dấu hiệu thông thường về cảm xúc, hành vi mà...

Lưu ý dấu hiệu bất thường của trẻ khi bắt đầu đi học

Những ngày đầu đi học, trẻ gặp khá nhiều trở ngại do thay đổi trường lớp, thầy cô, bạn bè,...

Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh, những lưu ý có thể bạn chưa biết

Những biểu hiện thông thường ở bé sẽ giúp cha mẹ biết cách giải mã tiếng khóc của trẻ sơ...

Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị ngã và có chấn thương

Do hiếu động nên trẻ ở tuổi tập đi rất hay bị ngã, nhưng đôi khi trẻ ngã do sự...

Tin mới nhất

Chồng quát lớn 'Ở nhà trông mỗi đứa con mà không nấu được bữa cơm ra hồn', màn đáp trả...

1 giờ trước

Đến nhà bạn thân ngủ lại, nửa đêm tôi giật mình khi thấy cô ấy đứng lặng lẽ trước tấm...

1 giờ trước

Đi đón khách gặp ngay mẹ vợ tương lai, tôi đã sững sờ cảm thấy khó tin rồi mà hành...

1 giờ trước

'Cưa đổ' nhân tình của chồng, vợ khui ra kế hoạch động trời khiến cô bồ thất kinh, gã phản...

1 giờ trước

Phá khóa ngăn kéo bí mật của người chồng đã khuất, nhìn thứ được cất giữ trong đó mà vợ...

1 giờ trước

Chồng của chị giúp việc đưa cho tôi tờ xét nghiệm ADN, tôi ngẩn ngơ không hiểu cho tới khi...

1 giờ trước

Cô hàng xóm tối nào cũng sang xin muối, tôi ức tận óc khi phát hiện 2 bóng đen quyện...

1 giờ trước

Thấy chồng cũ bị ung thư giai đoạn cuối, tôi thương xót đón về ở cùng nhưng không ngờ lại...

1 giờ trước

Chồng mới mất nửa năm, mẹ chồng đã nhẫn tâm đuổi tôi đi khỏi nhà, khi biết lý do bà...

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình