Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguyên nhân trẻ em bị gan nhiễm mỡ

Nhiều người cho rằng gan nhiễm mỡ chỉ có thể xảy ra ở người lớn, những người béo phì, người hay bia rượu…mà không biết trẻ em cũng có thể bị gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em còn được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, là tình trạng chất béo dư thừa được tích trữ trong gan.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em là gì?

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em còn được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Là tình trạng chất béo dư thừa được tích trữ trong gan. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có 2 thể chính là gan nhiễm mỡ nhẹ và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).

Béo phì, thừa cân khiến gan tích tụ mỡ nhiều hơn gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh minh họa

Nguyên nhân khiến trẻ bị gan nhiễm mỡ

Các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao một số người tích tụ chất béo trong gan trong khi người khác thì không. Gan nhiễm mỡ đều có mối liên hệ với những điều sau:

- Bệnh lý: Trẻ bị các bệnh mạn tính như: hội chứng thân hư, hội chứng chuyển hóa, bệnh đái tháo đường…gây ra tình trạng chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hoặc năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ. Khi đó mỡ tích tụ trong cơ thể bị phân giải thành acid béo chuyển tới gan, trong trường hợp cơ thể không sử dụng hết thì phần mỡ dư thừa sẽ tồn lại trong gan.

- Nguyên nhân di truyền: Một số trường hợp trẻ bị gan nhiễm mỡ liên quan tới di truyền do một vài loại gen nhạy cảm,  ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể khiến mỡ tích tụ nhiều hơn ở gan. Nếu trẻ có cha mẹ mắc béo phì hay bị gan nhiễm mỡ thì nguy cơ trẻ bị gan nhiễm mỡ cao hơn trẻ khác.

- Thừa cân, béo phì: Trẻ bị thừa cân, béo phì khiến gan tích tụ mỡ nhiều hơn gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.

- Sử dụng thuốc: Thuốc hoặc thực phẩm chức năng sử dụng không đúng cách có thể gây hại tới gan khiến mỡ tồn đọng trong gan, đặc biệt là những thuốc đào thải qua gan.

- Ăn nhiều thực phẩm chứa đường, chất bảo quản, chất béo bão hòa: Những thực phẩm không lành mạnh này dẫn tới rối loạn chuyển hóa trong gan khiến gan tổn thương, nhiễm mỡ.

Triệu chứng của gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em diễn tiến âm thầm với ít hoặc không có triệu chứng. Trẻ có thể không có triệu chứng ngay cả khi chúng phát triển thành xơ gan. Tuy nhiên một khi có các triệu chứng thì trẻ đã có thể bị tổn thương gan vĩnh viễn. Nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu vùng gan, ở phía trên bên phải của bụng.

Tập thể dục cường độ trung bình đến cao hàng ngày để điều trị gan nhiễm mỡ. Ảnh minh họa
Biến chứng của gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Biến chứng của gan nhiễm mỡ ở trẻ gồm:

- Trẻ bị gan nhiễm mỡ có nhiều nguy cơ các biến chứng về gan và các vấn đề sức khỏe khác.

- Phần lớn trẻ bị gan nhiễm mỡ nhẹ, thường không phát triển các biến chứng về gan. Tuy nhiên, một số trẻ bị bệnh NASH có thể dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan và ung thư gan. Nếu xơ gan dẫn đến suy gan thì có thể phải ghép gan.

- Trẻ em bị gan nhiễm mỡ có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa, tăng mỡ máu, tăng huyết áp…Những trẻ mắc hội chứng chuyển hóa có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và xơ cứng động mạch khi trưởng thành.

Điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ em

- Trẻ thừa cân hoặc béo phì nên giảm cân để điều trị gan nhiễm mỡ

- Tránh đồ uống có đường. Các thử nghiệm đã chứng minh việc giảm đồ uống có đường làm giảm mỡ ở trẻ em và có thể có lợi cho trẻ em thừa cân bép phì bị NAFLD.

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng: Đồ uống chỉ bao gồm nước hoặc sữa không béo, chất béo trong chế độ ăn nên bao gồm 25- 30% lượng calo hàng ngày và chế độ ăn uống nên bao gồm thực phẩm giàu chất.

-Tập thể dục cường độ trung bình đến cao hàng ngày. Các thử nghiệm cho thấy có sự giảm đáng kể mỡ gan ở hai nhóm tập thể dục nhịp điệu và thể dục đối kháng. Ngoài ra, nên cho trẻ hoạt động thể lực cường độ mạnh 3 ngày trong tuần, vận động tăng cường cơ bắp 3 ngày trong tuần và vận động thể lực tăng cường cho xương 3 ngày trong tuần.

- Hạn chế tối đa thời gian sử dụng thiết bị điện tử

Theo BS Nguyễn Giang/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng ở Đắk Lắk

Tại tỉnh Đắk Lắk, bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang có dấu hiệu gia tăng, nguy cơ sẽ bùng phát...

Tuyệt đối không coi thường tình trạng Ù TAI, có thể là dấu hiệu chấn thương, rối loạn hệ thần...

Không nên chủ quan với chứng ù tai vì nghĩ đó là bệnh vặt, nhưng thực tế, nó còn là...

Nhiều ca nhập viện cấp cứu khi hút thuốc lá điện tử chứa ma túy

Hiện đang trong tháng cao điểm phòng chống tác hại của thuốc lá. Thế nhưng, gần như ngày nào cũng...

Em bé chào đời với bàn tay bị dính liền 4 ngón

Sau 4 tiếng, ca phẫu thuật tách ngón tay dính bẩm sinh cho bệnh nhi 4 tuổi đã được các...

Sức khỏe yếu dần đi mà bạn không hề hay biết nếu cứ làm những việc này sau 9 giờ...

Để có một cơ thể mạnh khỏe tràn đầy sức sống nên bỏ ngay 4 việc làm này, nhất là...

Dịch xuất hiện, coi chừng lây bệnh cho trẻ qua nụ hôn

Gần đây bệnh nhi nhiễm vi rút hợp bào RSV gia tăng. Đây là vi rút dễ dàng lây lan...

Ám ảnh về kết cục bi thương nhất của bệnh nhân đột quỵ

Đối với bệnh nhân đột quỵ, ranh giới của sự sống và cái chết vốn mong manh. Thế nhưng, vượt...

Tin mới nhất

Bị máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

2 giờ trước

Cách giảm đau bụng kinh tức thì tại nhà

2 giờ trước

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?

2 giờ trước

Chúng ta đang tự rước bệnh ung thư từ những hành động quen thuộc hàng ngày

2 giờ trước

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹ

7 giờ trước

Những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe

7 giờ trước

Ăn gì để mọc tóc nhanh và dày?

7 giờ trước

Nhan sắc tuổi đôi mươi ngọt ngào của những ái nữ nhà sao Việt, được ủng hộ 'nối nghiệp' bố...

7 giờ trước

Tiết lộ tác dụng phụ không ai ngờ tới của việc giảm cân cấp tốc, gây ảnh hưởng nặng nề...

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình