Suy giảm thính lực do tuổi tác là gì?
Suy giảm thính lực do tuổi tác là mất thính lực do quá trình lão hóa và "ngoài tuổi tác thì không có nguyên nhân đặc biệt nào khác".
Những thay đổi về thính lực theo độ tuổi
Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, ngay cả khi âm thanh rất nhỏ, bạn vẫn có thể nghe thấy cả âm thấp và âm cao. Tuy nhiên, khi bước sang tuổi 50, việc nghe thấy những âm thanh có âm vực cao trở nên khó khăn và khi bước sang tuổi 70, ngay cả khi âm thanh rất lớn thì cũng rất khó để có thể nghe được.
Tần suất suy giảm thính lực do tuổi tác
Suy giảm thính lực do tuổi tác có thể xảy ra ở bất kỳ ai.
Nhìn chung thì suy giảm thính lực được cho là bắt đầu vào khoảng tuổi 50 và chuyển biến nặng nhanh chóng sau khi vượt qua tuổi 65. Theo báo cáo, tần suất này ở trước tuổi 60 là cứ 5 đến 10 người là sẽ có 1 người bị suy giảm thính lực, sau tuổi 60 là cứ 3 người là sẽ có 1 người bị suy giảm thính lực và nếu trên 75 tuổi thì rất khó có thể nghe được dù âm thanh lớn.
Ảnh hưởng của suy giảm thính lực do tuổi tác
Đừng mặc kệ những điều khó có thể nghe thấy chỉ vì tuổi tác. Những ảnh hưởng có thể xảy ra bởi suy giảm thính lực do tuổi tác bao gồm nguy cơ dễ gặp tai nạn vì không thể nghe thấy âm thanh xung quanh khi đang ở bên ngoài hoặc không nhận ra các thông báo mang tính cảnh báo. Ngoài ra, cũng có báo cáo nghiên cứu cho thấy, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng suy giảm thính lực thì nguy cơ mắc bệnh đãng trí sẽ tăng lên.
Nguyên nhân và triệu chứng của suy giảm thính lực do tuổi tác
Cấu tạo của tai và cơ chế có thể nghe được âm thanh
Cấu tạo của tai được chia thành tai ngoài, tai giữa và tai trong. Âm thanh vào từ tai ngoài đi qua tai giữa và truyền đến cơ quan có hình xoắn ốc được gọi là “ốc tai” ở tai trong. Trong ốc tai có những sợi lông li ti gọi là "tế bào lông", có vai trò bắt lấy những rung động của âm thanh truyền từ màng nhĩ và chuyển nó thành tín hiệu điện để truyền đến não. Đây là cơ chế tiếp nhận âm thanh.
Xảy ra tình trạng suy giảm thính lực do tế bào lông bị tổn thương
Trong chứng suy giảm thính lực do tuổi tác, việc các tế bào lông bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng suy giảm thính lực.
Các tế bào lông được sắp xếp một cách có trật tự trong điều kiện bình thường nhưng chúng dần dần bị phá vỡ và biến mất theo tuổi tác. Một khi các tế bào lông bị phá vỡ thì chúng không thể tái sinh. Do đó, bệnh suy giảm thính lực do tuổi tác đang được xem là bệnh khó chữa. Trong trường hợp bị suy giảm thính lực do tuổi tác, thông thường thì đặc điểm của nó là cả 2 tai đều trở nên khó có thể nghe được.
Tự kiểm tra chứng suy giảm thính lực do tuổi tác
Trường hợp thường xuyên nghe đi nghe lại trong cuộc trò thì được coi là bình thường, nhưng với trường hợp đó là những âm thanh lớn trên TV hoặc đài phát thanh, thì có khả năng bạn bị suy giảm thính lực ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên nghe sót tên của mình tại những nơi như bệnh viện hoặc ngân hàng thì có thể bạn bị suy giảm thính lực ở mức độ trung bình hoặc nếu bạn không thể nghe thấy nhạc chuông điện thoại ở ngay trước mắt thì bạn có khả năng cao bị suy giảm thính lực ở mức độ nặng.
Ngay cả khi bạn bị suy giảm thính lực ở mức độ nhẹ, bạn vẫn nên đi khám sức khỏe nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì khi nghe trong cuộc sống hằng ngày. Có nhiều trường hợp không thể nghe được câu chuyện của mọi người mặc dù chỉ bị suy giảm thính lực ở mức độ nhẹ và điều này là nguyên nhân khiến cho họ trở nên rụt rè khi nói chuyện với người khác. Cũng có báo cáo nghiên cứu cho thấy nếu tình hình này tiếp tục tiếp diễn, nó sẽ tiến triển thành bệnh đãng trí.
Suy giảm thính lực do tuổi tác gây ra bệnh đãng trí
Theo kết quả của một bài kiểm tra bệnh đãng trí được thực hiện với các đối tượng là những người trên 65 tuổi cho thấy những người không bị suy giảm thính lực ít có khả năng bị đãng trí hơn. Những người dù bị suy giảm thính lực nhưng có sử dụng máy trợ thính thì khả năng bị bệnh đãng trí không đến mức xấu, còn những người suy giảm thính lực và không sử dụng máy trợ thính thì kết quả kiểm tra bệnh đãng trí khá là tệ.
Do đó, việc ứng phó với bệnh suy giảm thính lực do tuổi tác từ khi còn sớm cũng được xem là một cách giúp ngăn ngừa bệnh đãng trí.