Mới đây, Nhật Bản đã công khai báo cáo mới nhất của chính phủ về karōshi (tử vong do làm việc quá sức). Báo cáo này cho thấy Nhật Bản còn một chặng đường dài để cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của người dân.
Báo cáo được quy định bởi luật năm 2014 về các biện pháp phòng ngừa karōshi, đi sâu vào thời gian ngủ mà người lao động (cả nhân viên và ông chủ) có trong ngày và những tác động của nó với cuộc sống.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi thời gian ngủ mà mọi người mong muốn và thời gian họ nhận được ít hơn 2 giờ mỗi ngày, sẽ dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe. Ví dụ như buồn ngủ ban ngày, khó tập trung, rối loạn tiêu hóa, các vấn đề đường ruột, chưa kể đến đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu.
Người Nhật tử vong vì làm việc quá sức
Báo cáo cho thấy, bất chấp những dự án được chính phủ thực hiện trong nhiều năm qua nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng làm việc quá sức khỏe của nhiều người lao động vẫn là mối quan tâm lớn của Nhận Bản. Hơn 90% người làm việc tự do và nhân viên công ty cảm thấy họ cần ngủ ít nhất sáu giờ mỗi đêm, nhưng chỉ khoảng một nửa trong số gần 10.000 người được khảo sát cho biết họ ngủ với thời gian như vậy.
Ngoài ra, tỷ lệ người phàn nàn về tình trạng thiếu ngủ cũng tỷ lệ thuận theo số giờ làm việc mà họ phải làm. Khoảng 78% những người làm việc từ 60 giờ trở lên mỗi tuần cho biết họ không ngủ đủ giấc, trái ngược với những người làm việc ít giờ hơn.
Mặc dù thời lượng giấc ngủ lý tưởng thay đổi tùy theo từng người, nhưng cuộc khảo sát chỉ ra nhiều người cảm thấy có khoảng cách lớn giữa thời gian ngủ lý tưởng và số giờ ngủ thực tế của họ. Khoảng 45% cho biết họ cần ngủ từ bảy đến tám giờ, tiếp theo là 28,9% cho biết họ cần từ sáu đến bảy giờ và 17,1% cho biết họ cần nhiều hơn tám giờ. Chỉ 7,2% cho biết họ cần từ 5 đến 6 giờ, trong khi 1,4% trả lời rằng họ cần ít hơn 5 giờ.
Tuy nhiên, trên thực tế, 35,5% cho biết họ ngủ từ 5 đến 6 giờ mỗi đêm, tiếp theo là 35,2% cho biết họ ngủ từ 6 đến 7 giờ. Trong khi 15,7% khác cho biết họ ngủ từ 7 đến 8 giờ và 3,5% cho biết họ thậm chí còn ngủ nhiều hơn thế, 10% cho biết họ ngủ ít hơn 5 giờ.
Cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy tình trạng thiếu ngủ có liên quan chặt chẽ đến xu hướng trầm cảm và lo lắng cũng như cảm giác bất hạnh. Báo cáo cho biết khoảng cách giữa thời gian ngủ lý tưởng và thực tế càng lớn thì người lao động càng trở nên chán nản.
Các quan chức của Bộ Y tế kêu gọi các chủ sở hữu lao động đặt ra số giờ nghỉ ngơi và phục hồi tối thiểu giữa các ca làm việc. Theo luật, các công ty được yêu cầu áp dụng cái gọi là hệ thống giãn cách giữa giờ làm việc.
Nhưng yêu cầu này không có tính ràng buộc về mặt pháp lý và chính phủ không đưa ra số giờ cụ thể cho khoảng thời gian đó. Ngược lại, ở một số nước châu Âu, chính phủ yêu cầu người lao động phải nghỉ ít nhất 11 giờ giữa các ca.
Báo cáo thường niên về karōshi được thực hiện theo Luật Thúc đẩy các biện pháp ngăn chặn tử vong và thương tích do làm việc quá sức, có hiệu lực vào năm 2014. Karōshi thường gây ra bởi các cơn đau tim và đột quỵ do làm việc quá sức và do tự tử do căng thẳng liên quan đến công việc.