Phụ Nữ Sức Khỏe

Người lớn bế xốc nách và rung lắc, trẻ 4 tháng tuổi bị xuất huyết não

Sau khi được nhiều người chuyền tay nhau bế ẵm, bệnh nhi 4 tháng tuổi được chuẩn đoán bị xuất huyết não do hội chứng rung lắc.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa điều trị cho bé 4 tháng tuổi xuất huyết não do hội chứng rung lắc. Bệnh nhi sinh thường đủ tháng, không sặc sữa, ngủ bằng nôi không rung lắc mạnh, không có tiền sử té ngã.

Trước đó 2 ngày, bé được mẹ đưa đi chơi, sau đó nhiều người chuyền tay bế xốc nách và rung lắc trẻ. Hôm sau, bé có triệu chứng li bì, bú kém, không sốt, sau đó li bì nhiều hơn, kèm theo thở nấc nên được gia đình đưa vào viện.

Khi nhập viện, bệnh nhi hôn mê, đồng tử 2 bên có đáp ứng với ánh sáng, thở nấc, tím môi, nhịp tim rõ đều, thóp trước phồng, bụng mềm, không tiêu chảy, không sốt. Qua kiểm tra cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán: Xuất huyết não (xuất huyết dưới nhện + tụ máu dưới màng cứng) nghi do Hội chứng rung lắc.

Bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực tại Khoa Nhi với các phương pháp thở máy, điều chỉnh rối loạn thông khí, điều chỉnh rối loạn điện giải, truyền máu, cắt cơn co giật, nuôi dưỡng tĩnh mạch.

Sau 7 ngày điều trị nội khoa hồi sức tích cực, bệnh nhi tỉnh, được cai máy thở rút ống nội khí quản. Đến hiện tại, trẻ tỉnh táo, bú tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định hoàn toàn, dự kiến ra viện trong vài ngày tới.

Cảnh báo hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh.

Các bác sĩ khuyến cáo, hội chứng rung lắc là một dạng chấn thương đầu và não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh. Hội chứng này hay gặp hơn ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đến 8 tháng tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây ra hội chứng rung lắc thường là do việc rung lắc mạnh, quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ ngủ, hoặc những động tác đơn giản khi chơi đùa nhưng làm thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: trẻ đang nằm được bế thốc dậy, tung cao trẻ, bồng trẻ đưa lên đưa xuống nhanh, nhấc bổng trẻ lên cao làm máy bay… Những động tác này đều có thể gây nguy hại đến trẻ dù chỉ với thời gian ngắn. Có thể so sánh Hội chứng rung lắc ở trẻ em tương tự như người lớn bị chấn thương sọ não do tai nạn xe.

Phụ huynh có thể nhận biết và theo dõi các dấu hiệu ở trẻ như: Rối loạn tri giác ở nhiều mức độ; lừ đừ, vật vã, hoặc hôn mê; co giật; nôn; bú kém hoặc bỏ bú; nhịp thở chậm và bất thường; thóp phồng. Ngoài ra, trẻ bị thương tổn liên quan đến bạo lực như bầm tím mặt, da đầu, cánh tay, lưng hoặc bụng… Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ, nếu nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, giảm khả năng học tập… nặng hơn có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, giảm thị lực hoặc mù, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng rung lắc, phụ huynh cần:

  • Gọi xe cấp cứu, không nên vận chuyển bằng các phương tiện thông thường.
  • Không bế xốc trẻ lên, hay cố gắng lắc thêm làm cho trẻ tỉnh lại, không cho trẻ ăn, bú.
  • Nếu trẻ ngừng thở trước khi có cấp cứu hỗ trợ, cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
  • Nếu chấn thương cổ nên cố định cổ và tránh xoay trở trẻ.
  • Nếu trẻ nôn và không có chấn thương cổ, cần xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở.

Những lưu ý giúp phụ huynh trong việc phòng ngừa Hội chứng rung lắc ở trẻ:

  • Phụ huynh, người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ.

  • Không bồng bế thốc ngược hay vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.

  • Không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ. Cần đảm bảo các thành viên trong gia đình và người chăm sóc trẻ nhận thức được sự nguy hiểm của hội chứng rung lắc ở trẻ.

  • Phải tìm cách giảm bớt căng thẳng khi con khóc trong thời gian dài. Hãy nhờ gia đình hoặc bạn bè người thân giúp đỡ khi cảm thấy mất kiểm soát bản thân.

Theo Minh Trang/Pháp luật Việt Nam

Tin liên quan

Cháu bé ngừng tim, nguy kịch do uống thuốc theo đơn cũ khi lên cơn hen cấp

Thấy con lên cơn hen cấp tính, gia đình chủ quan tự sử dụng các thuốc giãn phế quản theo...

Con trai bỗng lầm lì, ít nói sau nhiều lần chứng kiến bố mẹ xô xát, bất hòa

Gần đây, khi phải thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ xô xát, bất hòa, T.V (8 tuổi, Hà Nội)...

Nghĩ con rối loạn tiêu hóa sau Tết, cha mẹ giật mình biết nguyên nhân gây bệnh chỉ hay gặp...

Bé N.G.N (9 tuổi, ở Hà Nội) khoảng tháng nay xuất hiện mệt mỏi, chán ăn, đau bụng. Bố mẹ...

TP.HCM lì xì mỗi bé chào đời thời khắc giao thừa 1 chỉ vàng

BV Từ Dũ ghi nhận hai bé chào đời đúng thời khắc thiêng liêng của năm Quý Mão 2023 và...

'Vỡ chum' đúng dịp Tết: Mẹ bầu cần bỏ túi 4 lưu ý 'bất di bất dịch', bác sĩ khuyến...

Nếu ngày dự sinh rơi vào dịp Tết thì có thể sẽ khiến mẹ bầu lo lắng, bối rối khi...

‘9 điều cấm, 5 điều phải’ cha mẹ cần dạy con để sống an toàn, tránh rủi ro

Theo chuyên gia giáo dục – TS. Vũ Thu Hương, để con được an toàn, cha mẹ cần dạy con...

Mẹ phải cúi xuống đo huyết áp trong bệnh viện, con trai làm một hành động khiến ai cũng cảm...

Có lẽ niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cha mẹ khi đã tuổi cao sức yếu là bên...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

20 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

20 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

20 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 11 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 11 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 11 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 15 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình