Phụ Nữ Sức Khỏe

Con trai bỗng lầm lì, ít nói sau nhiều lần chứng kiến bố mẹ xô xát, bất hòa

Gần đây, khi phải thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ xô xát, bất hòa, T.V (8 tuổi, Hà Nội) trở nên lầm lì, ít nói, không giao tiếp với bất kỳ ai dù trước đó luôn được coi là cậu bé ngoan, học tốt.

Sau ăn, cậu bé thường không nói chuyện với ai, thu mình trong phòng riêng. Đến lớp, bé cũng hầu như không giao tiếp, tâm sự, chơi cùng bạn. Chỉ khi cô giáo gọi hỏi bài, bé mới đứng dậy lí nhí trả lời một vài từ hoặc một câu ngắn gọn đầy khiên cưỡng. 

Lo lắng, mẹ V. đưa em đi khám, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán bé bị rối loạn stress sau sang chấn (còn gọi là rối loạn căng thẳng sau sang chấn).

Thạc sĩ, bác sĩ Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho hay sau cú sốc tâm lý, không ít trẻ bỗng nhiên hạn chế giao tiếp, không nói năng dù trước đó các bé nhanh nhẹn, hoạt bát. Các bác sĩ cũng từng tiếp nhận, điều trị cho trường hợp bệnh nhi 4 tuổi (Hà Nội) thay đổi hoàn toàn sau sự ra đi đột ngột của ông nội, người vốn chăm em từ lúc chào đời.

Mẹ bệnh nhi kể lại bé vốn nhanh nhẹn, hoạt bát, nhưng sau khi ông nội mất, cứ tỉnh giấc, bé lại thất thần cả tiếng đồng hồ đứng trước bàn thờ ông, bố mẹ gọi hỏi không thưa. Có hôm nửa đêm bé bật dậy đến trước bàn thờ ngắm ảnh ông.

Suốt hàng tháng trời thu mình nín lặng, phản xạ ngôn ngữ của bé 4 tuổi nghèo nàn dần. Cậu bé gần như không giao tiếp với mọi người. Thi thoảng bị ép buộc, bé chỉ bật tiếng “dạ”, “vâng” hoặc gật - lắc đầu mà không chạy nhảy dù đang tuổi ăn, tuổi chơi. 

Bác sĩ Minh cho biết trẻ thường giao tiếp bằng cả lời nói và cử chỉ. Tuy nhiên, sau khi gặp các sang chấn, trẻ có thể bị rối loạn tâm lý, từ đó không giao tiếp bằng cả hai cách trên. Một số trường hợp khác, trẻ chỉ giao tiếp bằng các ám hiệu với những người xung quanh. 

Thầy thuốc khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương khám, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Không chỉ với trẻ nhỏ, người lớn cũng có tình trạng “á khẩu” sau cú sốc lớn. Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nữ bệnh nhân ngoài 40 tuổi mất khả năng giao tiếp sau khi chồng đột ngột gặp tai nạn và qua đời. Đi khám, người phụ nữ này chỉ phát ra các nguyên âm như “a”, “ê” “i”… dù rất muốn giao tiếp thành từ, câu nhưng bất lực. 

Tiếp nhận các bệnh nhân này, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, chụp chiếu, đánh giá loại trừ bệnh lý thần kinh, các tổn thương não cấp tính gây ra tình trạng “thất ngôn”. Sau đó, bệnh nhân sẽ được khai thác kỹ tiền sử để tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị, trị liệu phù hợp. 

Bác sĩ Minh cho hay so với người lớn, hầu hết trẻ em gặp rối loạn stress sau sang chấn có biểu hiện nhẹ hơn, thời gian để “chữa lành” nhanh. Nguyên nhân là phát triển thần kinh ở trẻ có tính linh hoạt hơn. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ không chỉ bị hạn chế ngôn ngữ mà còn có thể gây ra các xung đột quá mức khiến bé lầm lì, cục cằn trong ứng xử. Rối loạn ngôn ngữ có thể tạo ra rối loạn tâm lý và dần trở thành bệnh lý, nghiện game, trầm cảm… 

Theo các bác sĩ, triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn thường bắt đầu trong vòng 3 tháng của sự kiện. Mỗi người một mức độ và thời gian khác nhau, có người chỉ 6 tháng nhưng có người dài lâu hơn.  

Với trẻ gặp rối loạn stress sau sang chấn tâm lý, thành quả điều trị phụ thuộc lớn vào gia đình. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bố mẹ, gia đình tham gia trị liệu cùng trẻ. Đơn cử, với bé trai 4 tuổi trên đây, các bác sĩ đã phải tư vấn cha mẹ về cách dạy con giao tiếp, tăng cường đưa trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hạn chế để trẻ nhìn thấy hình ảnh của ông để trẻ dần nguôi ngoai… Với trường hợp của bệnh nhi 8 tuổi, hiểu rõ vấn đề của con trai, bố mẹ cố gắng hòa hợp hơn, tránh tối đa việc tranh cãi, xung đột trước mặt con cái. 

 

 

Theo Võ Thu/VietNamNet

Tin liên quan

Nghĩ con rối loạn tiêu hóa sau Tết, cha mẹ giật mình biết nguyên nhân gây bệnh chỉ hay gặp...

Bé N.G.N (9 tuổi, ở Hà Nội) khoảng tháng nay xuất hiện mệt mỏi, chán ăn, đau bụng. Bố mẹ...

TP.HCM lì xì mỗi bé chào đời thời khắc giao thừa 1 chỉ vàng

BV Từ Dũ ghi nhận hai bé chào đời đúng thời khắc thiêng liêng của năm Quý Mão 2023 và...

‘9 điều cấm, 5 điều phải’ cha mẹ cần dạy con để sống an toàn, tránh rủi ro

Theo chuyên gia giáo dục – TS. Vũ Thu Hương, để con được an toàn, cha mẹ cần dạy con...

'Vỡ chum' đúng dịp Tết: Mẹ bầu cần bỏ túi 4 lưu ý 'bất di bất dịch', bác sĩ khuyến...

Nếu ngày dự sinh rơi vào dịp Tết thì có thể sẽ khiến mẹ bầu lo lắng, bối rối khi...

Mẹ phải cúi xuống đo huyết áp trong bệnh viện, con trai làm một hành động khiến ai cũng cảm...

Có lẽ niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cha mẹ khi đã tuổi cao sức yếu là bên...

Vì sao bà bầu không nên nằm ngửa khi ngủ?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người đặc biệt ở phụ nữ có thai. Vậy tư...

Trẻ cáu kỉnh, ăn vạ: Mắng hay làm ngơ để con tự xử lý?

Trẻ em rất hay cáu kỉnh, chỉ cần không đáp ứng yêu cầu là chúng dễ dàng khóc lóc, ăn...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

21 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

21 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 12 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 12 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 12 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 16 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 16 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 21 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình