Phụ Nữ Sức Khỏe

Người khỏi bệnh COVID-19 sẽ có kháng thể bảo vệ trong bao lâu, có cần tiêm vắc xin nữa không?

Nghiên cứu cho thấy người nhiễm virus human corona nói chung, trong vòng 6 tháng đầu khỏi bệnh thì miễn dịch rất mạnh, có rất nhiều kháng thể...

Sau khi vượt qua COVID-19 và đã phục hồi khỏe mạnh, không ít người thắc mắc rằng mình sẽ được kháng thể bảo vệ trong bao lâu, có cần thiết phải tiêm vắc xin COVID-19 nữa hay không, và nếu đã tiêm phòng rồi thì có thể tái nhiễm bệnh không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) đã giải đáp những thắc mắc này như sau:

Đã từng mắc COVID-19, có cần tiêm vắc xin nữa không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh.

BS Khanh nhận định, những người đã nhiễm COVID-19 rồi thì rất khó bị lại, đặc biệt ít nhất trong 6 tháng đầu: Nghiên cứu cho thấy người nhiễm virus human corona nói chung, trong vòng 6 tháng đầu khỏi bệnh thì miễn dịch rất mạnh, có rất nhiều kháng thể... Do đó trong thời gian này virus không thể tấn công lại được.

Bác sĩ cho biết, kháng thể của F0 khỏi bệnh còn mạnh hơn người đã được tiêm ngừa đủ 2 mũi vắc xin rất nhiều, khả năng bị bệnh lại rất thấp. Chính vì thế, đã có rất nhiều F0 khỏi bệnh tình nguyện tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống dịch bởi họ đã an toàn. F0 khỏi bệnh không cần lo đến chuyện tiêm ngừa nữa cho đến 6 tháng sau.

Dù có mắc lại COVID-19 thì đó cũng là điều có lợi!

BS Trương Hữu Khanh cho biết, hiện nay có khái niệm về "break through infection" (có miễn dịch nhưng vẫn mắc bệnh). Cụm từ này mang ý nghĩa là virus, tác nhân gây bệnh bẻ gãy và xuyên qua hệ thống miễn dịch để gây bệnh. Tuy nhiên, đó là chuyện không có gì đáng lo ngại bởi break through lúc nào cũng gây bệnh nhẹ do lúc này cơ thể đã có miễn dịch rồi.

BS Khanh nhận định F0 khỏi bệnh hay là đã chích ngừa rồi mà vẫn mắc bệnh thì đó cũng là điều có lợi, không gây hại gì cho cơ thể.

"Break through là hiện tượng có lợi chứ không có gì phải sợ. Ví dụ đã chích được 2 mũi xong mà "break through" thì khỏi chích mũi 3 vì miễn dịch đã được tăng lên. Người đã mắc bệnh rồi thì cũng giống như được chích thêm một mũi nữa. Đặc biệt, "break through" ít khi xảy ra trong 6 tháng đầu sau khi khỏi bệnh vì lúc này miễn dịch rất tốt", BS Khanh nói.

Lý giải vì sao có người đã tiêm vắc xin rồi vẫn nhiễm bệnh, BS Khanh nói: "Nếu bạn tiêm vắc xin rồi mà nhiễm bệnh thì không có gì đáng lo. Bởi ngay từ đầu, các nhà sản xuất vắc xin đã nói rằng một số người dù đã tiêm vắc xin COVID-19 nhưng vẫn có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, họ sẽ không bệnh nặng và không tử vong. Đa số người chích xong sẽ không mắc bệnh, hoặc là mắc bệnh mà không biết, hoặc mắc bệnh có triệu chứng nhưng rất nhẹ không cần hỗ trợ thở oxy".

Bên cạnh đó, BS Khanh cũng chia sẻ đôi điều về việc tiêm trộn vắc xin. Theo ông, nhiều người dân đang lo ngại về việc tiêm trộn 2 loại vắc xin với nhau nhưng điều này vô cùng bình thường. Việc tiêm vắc xin khác loại mũi 2 trên thế giới đã áp dụng, cơ hội chích ngừa là quan trọng nhất, nếu tiêm được nhiều người 2 mũi sẽ giải thoát được giãn cách. Chích ngừa vắc xin dù không đảm bảo chúng ta hoàn toàn không nhiễm bệnh nhưng chích vắc xin giảm tỷ lệ trở nặng, tử vong của người bệnh. Đặc biệt với biến chủng Delta, việc tiêm chủng cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên mọi người nên lạc quan, bình tĩnh để đối diện với dịch bệnh. Cần thực hiện theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, không nên quá lo lắng về số ca bệnh ghi nhận mỗi ngày, số ca bệnh nặng mới là chỉ số quan trọng cần theo dõi. Nếu 1000 người nhiễm mới nhưng chỉ có 2 người bị nặng thì sẽ không cần lo lắng. Thay vì đọc tin tiêu cực để làm cho tâm trạng thêm trầm trọng thì nên xem đá banh, xem phim để giải toả tâm lý, vui vẻ hơn trong mùa dịch.

Theo Tiểu Vy/Pháp luật và bạn đọc

Tin liên quan

Có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em hay không?

Đây là băn khoăn, lo lắng của rất nhiều phụ huynh với sức khỏe của con em mình khi liên...

Bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine Covid -19: Những đối tượng vẫn cần sàng lọc kỹ lưỡng

Theo quy định mới của Bộ y tế, người tiêm vaccine Covid-19 không cần phải đo huyết áp, nhưng với...

4 yếu tố khiến người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19, nên biết để phòng tránh

Dù đã tiêm đủ liều vắc xin, vẫn có những trường hợp bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân do đâu?

Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 giữa nam và nữ khác nhau như thế nào?

Theo các chuyên gia cho biết phụ nữ thường có tác dụng phụ sau tiêm vắc xin Covid -19 nhiều...

Một số căn bệnh thường gặp khi mưa bão, và cách phòng tránh hiệu quả tại nhà bạn cần biết

Khi trời mưa, nước ngập là thời điểm tạo điều kiện để các vi khuẩn sinh sản và lây lan,...

2 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên tiêm vắc xin Sinopharm

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước...

Hội chứng "sương mù não" liên quan tới bệnh nhân Covid -19 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nhân khi nhiễm Covid-19 có thể mắc ho sốt, khó thở... và hội chứng sương mù não - một...

Tin mới nhất

Trứng luộc hay trứng chần bổ dưỡng hơn? Trứng "đại kỵ" với 4 thực phẩm này, tránh kết hợp để...

6 giờ trước

Sao nhí quốc dân dậy thì xuất sắc, khoe nhan sắc xinh đẹp cùng đôi chân cực phẩm, vạn người...

6 giờ trước

Loạt ảnh cũ chứng minh danh xưng 'đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh' của Cảnh Điềm, đến cả cảnh khóc...

6 giờ trước

Hồ Bích Trâm thông báo chính thức săn 'rồng vàng' thành công

6 giờ trước

Lâm Khánh Chi thừa nhận gặp khó khăn sau khi bị lừa 3 tỷ đồng: 'Tôi bị lừa sạch, giờ...

6 giờ trước

'Phu - phụ' Trần Kiến Bân - Tưởng Cần Cần đại náo phòng vé, cùng 'con trai cưng' Ngô Lỗi...

6 giờ trước

Chuyên gia da liễu tiết lộ chế độ ăn trong một ngày giúp làn da đẹp và khỏe mạnh

6 giờ trước

Bố Hoa hậu Ý Nhi lên tiếng phản hồi việc con gái bí mật kết hôn

11 giờ trước

Nhan sắc Lâm Tâm Như ở tuổi U50 'gây bão' khắp cõi mạng, dân tình quay ra ngán ngẩm Hoắc...

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình