Người đang đói
Khi đang đói, bạn nên tránh ăn mận vì có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Mận chứa chất oxalate làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn tới canxi bị kết tủa trong thận, ảnh hưởng tới thận và bàng quang.
Người bị nhiệt, nóng
Mận có tính nóng nên những người có cơ địa nóng trong nên hạn chế ăn loại quả này. Ăn quá nhiều mận có thể dẫn tới hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt...
Người đang sử dụng thuốc
Mận dù có nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe tuy nhiên ăn mận không đúng lúc có thể gây ra tác dụng phụ. Khi đang sử dụng thuốc, bạn nên hạn chế ăn mận bởi những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Bên cạnh đó, mận có khả năng làm giảm lượng đường trong máu do đó người vừa trải qua phẫu thuật không nên ăn loại quả này. Người chuẩn bị phẫu thuận cũng nên dừng ăn mận trước 2 tuần.
Người bị bệnh dạ dày
Mận có tính axit có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Do đó, người có tiền sử bệnh dạ dày nên tránh ăn loại quả này để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.
Người men răng kém
Do mận có tính axit cao nên có thể ảnh hưởng đến men răng nhất là đối với trẻ nhỏ.
Phụ nữ có thai
Mận có tính nóng, có thể gây ra hiện tượng nóng trong, nhiệt, mụn nhọt... Phụ nữ mang thai thường cảm thấy nóng hơn bình thường do đó không nên ăn nhiều mận vì có thể gây phát ban, nóng trong người, không tốt cho cả mẹ và bé.
Người bị bệnh thận
Chất oxalate trong mận cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Do đó, người bị bệnh thận không nên ăn loại quả này tránh tình trạng canxi kết tủa trong thận và bàng quang tạo thành sỏi.
Người bị tiểu đường
Mận chín chứa hàm lượng đường cao, do đó người bị bệnh tiểu đường nên tránh ăn loại quả này.