Phụ Nữ Sức Khỏe

10 điều không nên làm trước khi đi khám bệnh nếu không muốn nhận kết quả sai

Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), do Hiệp hội Cải thiện chẩn đoán trong y học tài trợ, có hơn 30% chẩn đoán sai dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong. Một trong những lý do dẫn tới điều này là từ sai lầm của bệnh nhân.

Vì vậy, khi đi khám bện, điều quan trọng cần nhớ là chất lượng khám không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ mà còn phụ thuộc vào chính bạn. Bright Side đã đưa ra một danh sách các việc nên hoặc không nên làm có thể giúp bạn tránh chẩn đoán không chính xác và giữ sức khỏe.

1. Không được sơn móng tay trước khi đến bác sĩ da liễu khám

Bác sĩ da liễu điều trị hơn 3.000 bệnh. Khi khám toàn diện, bác sĩ không chỉ kiểm tra da mà còn kiểm tra cả móng tay của bạn. Thực chất có rất nhiều bệnh về nhiễm nấm thường nằm ở móng tay. Do đó để bác sĩ xem trạng thái tự nhiên móng tay của bạn là điều rất quan trọng. Hơn nữa, bất kỳ thay đổi nào ở móng tay cũng có thể chỉ ra các bệnh của các cơ quan khác, vì vậy trước khi đi khám không nên sơn móng tay.

2. Không uống rượu trước khi kiểm tra cholesterol

Mặc dù bia và rượu mạnh không có cholesterol, nhưng chúng chứa đường cũng như các chất gọi là carbohydrate có thể dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong cơ thể. Ngay sau đó, mức cholesterol của bạn sẽ trở lại bình thường, nhưng bác sĩ có thể nhận được kết quả không chính xác.

3. Không để cơ thể khát nước trước khi thử nước tiểu

Nước tiểu của con người là 99% nước và chỉ có 1% axit, amoniac, hormone, tế bào máu chết, protein và các chất khác được sử dụng để nghiên cứu. Như bạn có thể thấy, nồng độ rất thấp. Vì vậy, nếu bạn cung cấp 100 ml nước tiểu để kiểm tra, khoảng 1ml là phù hợp để phân tích. Do vậy, cần uống nhiều nước trước khi xét nghiệm để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ nước tiểu.

4. Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang ngực

Việc cấm sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang là vì có liên quan đến thành phần của nó, trong chất khử mùi có chứa các kim loại nhỏ. Trong quá trình thực hiện, nó rất dễ nhầm lẫn giữa các kim loại này với vôi hóa, đó là dấu hiệu của ung thư đang phát triển. Kết quả không những bị sai mà còn có thể khiến bạn vô cùng lo lắng.

5. Không ăn thực phẩm đỏ trước khi nội soi đại tràng

Thực phẩm màu đỏ tự nhiên có thể giống màu trong đại tràng và gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc kiểm tra. Trong số các sản phẩm bạn không nên ăn ít nhất một tuần trước khi nội soi đại tràng là củ cải đường, quả nam việt quất, kẹo màu đỏ, cà chua, gấc, và nước sốt cà chua… Bạn cũng nên nhớ rằng, các loại thực phẩm có màu khác nhau cũng không nên tiêu thụ trước khi đi nội soi. Lưu ý, trước khi làm thủ tục y tế, bạn chỉ nên ăn thực phẩm trong, lỏng.

6. Không ăn thực phẩm mặn trước khi kiểm tra huyết áp

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêu thụ không quá 2.300 miligam muối mỗi ngày. Ngoài các tác hại khác đối với cơ thể, tiêu thụ nhiều muối còn góp phần làm tăng huyết áp. Do đó, trước khi đến viện kiểm tra sức khỏe, bạn không nên ăn thức ăn nhanh, các loại hạt, đậu hoặc các sản phẩm khác có chứa nhiều muối, bằng không sẽ dẫn đến kết quả sai.

7. Không uống thuốc trước khi xét nghiệm máu

Một vài ngày trước khi xét nghiệm, để có kết quả chính xác hơn bạn không nên uống thuốc, để máu có thời gian làm sạch và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào. Đối với các loại thuốc được kê đơn cho bạn để sử dụng bắt buộc hàng ngày, các bác sĩ thường nói không nên uống vào buổi sáng trước khi xét nghiệm. Có thể uống sau khi lấy máu xét nghiệm. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, bạn nên thảo luận trước vấn đề này với chuyên gia.

8. Không nên thay đổi lịch trình hàng ngày của bạn

Cơ thể chúng ta là một hệ thống ổn định đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với chế độ mới. Khi bạn đi ngủ muộn hơn một giờ so với bình thường, cơ thể bạn đã trải qua căng thẳng, điều này ảnh hưởng đến tình trạng chung và các chỉ số cơ thể khác nhau. Điều tương tự cũng áp dụng cho các vấn đề khác như dinh dưỡng, tiêu thụ nước và mức độ căng thẳng.

9. Không quá no, ăn quá nhiều chất béo trước khi đi khám

Đối với một số bệnh, bạn không cần phải nhịn đói trước khi đi khám. Nhưng không có nghĩa là bạn được ăn quá no và ăn tùy thích các loại đồ ăn. Theo chuyên gia, trước khi đi khám sức khỏe không nên ăn đồ ngọt và những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt cũng không được ăn quá no vì có thể làm thay đổi chất béo trung tính trong một thời gian ngắn khiến kết quả khám không chính xác. 

10. Không lướt web trước khi đến bác sĩ nhãn khoa

Căng mắt liên tục có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng, yêu cầu mọi người phải chú ý. Trạng thái này ở mắt có thể xảy ra tạm thời khi bạn sử dụng các các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính,… trong thời gian dài. Nếu bạn muốn đến bác sĩ nhãn khoa khám để lấy chứng chỉ y tế cho công việc hoặc trường học lái xe, bạn cần có kết quả tốt nhất thì không nên dùng điện thoại, bởi chúng sẽ gây mỏi mắt và khiến kết quả kiểm tra không chính xác.

Theo Hà Vũ/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Cần biết: 3 cách khử khuẩn khẩu trang phòng dịch COVID-19 bằng lò vi sóng

Khẩu trang vải, khẩu trang y tế dùng 1 lần đạt chuẩn để phòng chống dịch COVID-19 được xịt...

Đâu chỉ có phòng cảm lạnh, đây chính là 3 tác dụng thần kỳ của dầu gió mà ít người...

Dầu gió là "vũ khí" kỳ diệu được nhiều người sử dụng bởi những tác dụng thần kỳ này.

Chuyên gia khuyến cáo 4 thời điểm không nên ăn cá vì không tốt như bạn nghĩ

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn 2 bữa cá mỗi tuần, đặc biệt là những...

Chị em nhắc chồng nhỏ giọt dầu gió vào rốn giúp "chuyện ấy" khỏe hơn lại tốt cho cơ thể

Ngoài những tác dụng thông thường như trị muỗi đốt, đau bụng hay trúng gió,... dầu gió còn có những...

Giải đáp thắc mắc phòng COVID-19: Làm gì để quần áo, chăn màn không lây lan virus corona mới?

Rất nhiều thắc mắc về dịch bệnh COVID-19 đã được Bộ Y tế và WHO tiếp tục giải đáp để...

Nếu cơ thể xuất hiện 4 điều này, nhất là lúc ngủ chứng tỏ thận của bạn rất khỏe

Nếu muốn tăng cường sức khỏe của thận, không còn cách nào khác ngoài việc hình thành lối sống tốt....

Bác sĩ truyền nhiễm giải đáp vì sao nên hạn chế bật điều hoà để "chống" COVID-19

Khá nhiều người thắc mắc với lời khuyên của các bác sĩ về việc nên hạn chế bật điều hoà...

Tin mới nhất

Phòng bố chồng bốc mùi nồng nặc xộc vào mũi, tôi đẩy cửa nhìn vào thì phát hiện bí mật...

58 phút trước

Chồng qua đời, con dâu ở vậy chăm bố mẹ chồng thì đột nhiên có thai khiến ai cũng bất...

1 giờ trước

Lấy chồng bại liệt, đêm tân hôn cô dâu sốc nặng khi biết sự thật và bất ngờ hơn là...

1 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bỗng đổi sắc mặt, lạnh lùng đẩy tôi xuống giường rồi nói một câu "đắng ngắt"

1 giờ trước

Chồng đuổi vợ ra khỏi phòng tân hôn, nàng dâu uất ức kể lể với mẹ chồng nhưng lại chết...

1 giờ trước

Sau mỗi lần gần gũi, chồng đều đặn chuyển vào tài khoản của tôi 10 triệu cùng một câu nói...

2 giờ trước

Cưới ông lão 60 tuổi làm chồng để trả nợ cho bố mẹ, đêm tân hôn chồng cứ lúi húi...

2 giờ trước

Mới cưới chưa đầy 3 tháng vợ đã nằng nặc đòi ly hôn, 1 năm sau tôi chết sững trước...

3 giờ trước

Đêm nào vợ cùng ôm gối đòi ngủ chung với con riêng của tôi, một lần nghe lén được câu...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình