Phụ Nữ Sức Khỏe

Ngủ ngáy gây ra chứng ngưng thở và nguy cơ tai nạn giao thông

Nhiều người được cảnh báo, nếu họ bỏ qua tình trạng ngủ ngáy của mình thì nguy cơ tử vong do tai nạn giao thông sẽ tăng cao.

Không phải tất cả những người ngủ ngáy đều nhận thức được rằng, thực tế họ có thể mắc một tình trạng sức khỏe được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ.

Nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ngáy có nguy cơ lái xe nguy hiểm hơn.

Ngưng thở khi ngủ là khi hơi thở của một người ngừng trong khoảng 10 giây đến một phút trong khi họ ngủ vì đường thở của họ bị thu hẹp. Điều này xảy ra liên tục trong đêm.

Nó khiến một người thỉnh thoảng tạo ra âm thanh thở hổn hển hoặc nghẹt thở cũng như ngáy to.

Mặc dù một người bị chứng ngưng thở khi ngủ không nhận biết được điều này, nhưng tình trạng khiến họ thức giấc liên tục suốt đêm, gây ra mệt mỏi vào ban ngày.

Dịch vụ Y tế Quốc gia chính phủ Anh (NHS) cho biết, nếu không được điều trị, những người mắc chứng bệnh này có nguy cơ cao bị tai nạn nghiêm trọng do cảm thấy buồn ngủ, giống như tai nạn xe hơi.

Một nghiên cứu mới đã đưa ra một con số về mức độ nguy hiểm của chứng mệt mỏi kinh niên như vậy, là liên quan đến việc lái xe.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Washington ở St Louis đã đánh giá thói quen lái xe và ngủ của 96 người lớn trên 65 tuổi.

Trong khi ngủ, một người ngắt nhịp thở ít hơn 5 lần mỗi giờ được coi là bình thường.

Từ 5 đến 15 là ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ, 15 đến 30 là trung bình và trên 30 được coi là nghiêm trọng.

 Sau khi mỗi người tham gia có điểm số nghiêm trọng về chứng ngưng thở khi ngủ, việc lái xe của họ được theo dõi trong hơn một năm, tập trung vào các trường hợp phanh gấp, tăng tốc đột ngột và chạy quá tốc độ.

Nghiên cứu cho thấy cứ 8 lần gián đoạn hơi thở mỗi giờ, tỷ lệ thực hiện hành động lái xe nguy hiểm tăng 27%.

Tiến sĩ Ganesh Babulal, một trợ lý giáo sư thần kinh học và đồng tác giả của bài báo, cho biết: “Chúng tôi không có camera trong xe, vì vậy chúng tôi không biết chính xác điều gì đã xảy ra khiến một người phanh gấp.

“Nhưng nó có thể là, họ không nhận ra đèn tín hiệu giao thông màu đỏ cho đến khi họ đến gần và phải đạp phanh.

“Bạn càng mệt mỏi, bạn càng ít phải tập trung triển khai nhiệm vụ trước mắt, đặc biệt nếu nó mới lạ và liên tục thay đổi.

“Lái xe luôn tiềm ẩn nguy cơ va chạm, và người lớn tuổi có nguy cơ bị thương nặng hơn những người trẻ tuổi nếu họ gặp tai nạn.

“Nhưng chúng tôi không thể chỉ bảo họ dừng lái xe.

“Điều chúng tôi muốn hiểu là, điều gì khiến họ gặp rủi ro cao hơn để chúng tôi có thể giúp họ lái xe an toàn nhất có thể.”

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ của một người, nếu nhẹ họ có thể không cần điều trị.

Nhưng các nhà nghiên cứu của Đại học Washington cho biết, ở người lớn tuổi, nếu tình trạng của họ xấu đi, thì việc lái xe cũng càng nguy hiểm.

Hơn nữa, tình trạng này này vẫn tồn tại ngay cả ở những người có dấu hiệu bệnh Alzheimer.

Brendan Lucey, MD, phó giáo sư thần kinh học và đồng tác giả cao cấp của nghiên cứu, cho biết: “Những phát hiện này cho thấy rằng, chúng ta cần ngưỡng đánh giá thấp hơn ở người lớn tuổi về chứng ngưng thở khi ngủ và theo dõi tình trạng ngừng thở của họ.

"Nếu tình trạng của họ xấu đi chỉ 8 lần gián đoạn một giờ, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đáng kể đến việc lái xe và nguy cơ bị thương nặng."

Ông nói thêm rằng, có đến một nửa số người lớn tuổi bị ngưng thở khi ngủ nhẹ.

Ông cảnh báo: “Nhưng nếu những người lớn tuổi không buồn ngủ vào ban ngày hoặc không mắc sự suy giảm chức năng, thì họ không cần thiết phải điều trị y tế.

Thông thường, một người phát hiện ra họ bị ngưng thở khi ngủ chỉ vì bạn đời của họ lắng nghe những âm thanh mà họ tạo ra trong giấc ngủ.

Nhiều nghiên cứu đã liên hệ chứng ngưng thở khi ngủ với tử vong sớm, huyết áp cao, đau tim và đột quỵ và thậm chí tử vong do covid.

Chứng bệnh khiến một người cảm thấy thất thường, mệt mỏi và khiến họ khó tập trung trong ngày, có thể ảnh hưởng đến công việc hoặc các mối quan hệ của họ.

Phương pháp điều trị chính cho chứng ngưng thở khi ngủ mang lại hiệu quả cao là sử dụng thiết bị thở áp lực dương liên tục (CPAP).

Phương pháp là đeo mặt nạ che miệng và mũi trong khi ngủ, giúp thổi không khí vào đường hô hấp để giúp chúng luôn thông thoáng.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep.

Vũ Tuyết (dịch theo The Sun)

Tin liên quan

Gia tăng "nghiện rượu" do bệnh corona

Dịch bệnh corona đến thì việc làm ở nhà ngày càng được xuất hiện nhiều, và cũng có nhiều điều...

Hà Nội ghi nhận hơn 70 ổ dịch sốt xuất huyết với gần 800 ca mắc

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận 76 ổ dịch sốt xuất huyết tại 23 quận, huyện. Nhiều nơi có...

Cho con bú uống thuốc tránh thai có sao không?

Sử dụng thuốc tránh thai là biện pháp dự phòng mang thai hiệu quả, kể cả đối với giai đoạn...

Bộ Y tế đề xuất chưa coi COVID-19 là bệnh lưu hành

Đề xuất tiếp tục coi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa coi là bệnh lưu hành và chưa...

Sáng 15/8: Ca COVID-19 nặng tăng; Tiếp tục hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh đã nộp...

Theo thống kê của Bộ Y tế bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị có xu hướng gia tăng, hiện...

Các thói quen trong lối sống gây ung thư

Trong cuộc sống có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư, vì để có thể bảo vệ bản thân và...

4 kiểu đổ mồ hôi có thể là "lời kêu cứu" của cơ thể

Nhiều bệnh lý như tim mạch, rối loạn hay thậm chí là ung thư có thể phát lời "cảnh báo"...

Tin mới nhất

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹ

2 giờ trước

Những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe

2 giờ trước

Ăn gì để mọc tóc nhanh và dày?

2 giờ trước

Tiết lộ tác dụng phụ không ai ngờ tới của việc giảm cân cấp tốc, gây ảnh hưởng nặng nề...

2 giờ trước

Hiện tượng tay nổi gân xanh và những điều cần biết

4 giờ trước

Cho giấc ngủ sâu hơn với những cách ngủ nhanh trong 1 phút

4 giờ trước

Làm “chuyện ấy” 21 lần trong một tháng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

5 giờ trước

Nắng nóng đỉnh điểm dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cách bảo vệ da không cháy nắng, tránh ung thư từ lời...

5 giờ trước

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình