Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, trong đó cử động chậm, run khi nghỉ ngơi và cứng cơ là những triệu chứng sẽ dần dần trở nên trầm trọng hơn khi các tế bào thần kinh dopamine trong não giảm đi. Trầm cảm là một trong những điều kiện dẫn đến bệnh Parkinson.
Một nhóm nghiên cứu chung do Giáo sư Jeon Hong-jin và Ahn Ji-hyeon thuộc Khoa Tâm thần tại Bệnh viện Samsung Seoul và Giáo sư Han Kyeong-do của Đại học Soongsil dẫn đầu đã công bố rằng họ thu được những kết quả này thông phân tích 1.342.282 bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ năm 2010 và năm 2016 từ Dữ liệu kiểm tra sức khỏe quốc gia.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Journal of Psychiatric Research.
Trong số các đối tượng nghiên cứu, 8.901 người được chẩn đoán thêm mắc bệnh Parkinson trong thời gian theo dõi trung bình là 5,3 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục thường xuyên trước và sau khi bắt đầu trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn.
Nhóm nghiên cứu ước tính nguy cơ phát triển bệnh Parkinson ở những người tập thể dục trước và sau khi bắt đầu trầm cảm thấp hơn 11% so với những người không hề tập thể dục. Ngược lại, nếu ngừng tập thể dục sau khi được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, nguy cơ mắc bệnh Parkinson tăng khoảng 9%.
Nhóm nghiên cứu cho rằng hiện tượng này xảy ra do "dự trữ vận động". Dự trữ vận động là khả năng trì hoãn sự khởi đầu của những thay đổi trong não mà không làm suy giảm chức năng vận động. Kỹ năng vận động được phát triển thông qua tập thể dục đều đặn có thể cải thiện chức năng não và ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson.