Phụ Nữ Sức Khỏe

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du khách cần phòng dịch COVID-19 ra sao?

Chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, Quảng Nam sẽ là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, phòng chống dịch COVID-19 ở địa phương này như thế nào là điều khách du lịch quan tâm?

Trả lời phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, số người mắc COVID-19 trên địa bàn những ngày gần đây chỉ ghi nhận từ 5 -10 ca mắc COVID-19/tuần, tăng nhẹ so với thời gian trước.

Thưa ông, tỉnh Quảng Nam là địa phương có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, được du khách lựa chọn trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây, ông có khuyến cáo gì đối với người dân để phòng chống dịch trong dịp này?

TS.BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam 

TS.BS Mai Văn Mười: Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế trong toàn tỉnh cần thực hiện:

- Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

- Đồng thời, thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra, huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao;

- Chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

- Tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị...

- Đồng thời, tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus, các biến thể mới trong tương lai.

Sắp tới là kì nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4-1/5, để phòng bệnh COVID-19, người dân cần: 

 - Tự giác thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đủ mũi. 

 - Thực hiện đeo khẩu trang khi đến các nơi công cộng, tập trung đông người… Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay để phòng lây nhiễm COVID-19. 

 - Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19 cần đến cơ sở y tế gần nhất để khai báo và được hướng dẫn cách ly, điều trị kịp thời. 

- Nếu trong quá trình người dân đi du lịch phát hiện mình bị mắc COVID-19, họ cần làm gì, thưa ông? 

TS.BS Mai Văn Mười: Người dân khi đi du lịch nếu phát hiện mình bị mắc COVID-19 cần thực hiện: 

Khai báo y tế tại Trạm Y tế gần nhất.   

1. Đối với người mắc COVID-19 được chỉ định điều trị tại cơ sở y tế cần tuân thủ theo hướng dẫn và quy định điều trị của cơ sở y tế.   

 2. Đối với người mắc COVID-19 mức độ nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế. 

Các vận dụng cần chuẩn bị như sau: 

Thực hiện cách ly: Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ. 

Các vật dụng cần thiết: Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy. 

 - Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế gần đó (trạm y tế, trung tâm y tế huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sĩ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…). 

Thuốc điều trị: theo hướng dẫn của nhân viên y tế. 

Khi có vấn đề liên quan đến COVID-19, người dân có thể liên lạc đến số điện thoại BS Huỳnh Công Quang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam: 091.408.5388

Theo Anh Tuệ/Sức khỏe Đời sống

Tin liên quan

Những thực phẩm là 'kẻ thù số 1' của gan, nhiều thứ là món khoái khẩu của người Việt, càng...

Nếu chế độ ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gan. Nó gây...

Mẹo chữa bệnh nhiệt miệng bằng loại lá quen thuộc, mọc đầy đường mà nhiều người chưa biết: 'Đánh tan'...

Ngoài tác dụng che bóng mát, lá non từ cây bàng chứa các chất hỗ trợ kháng viêm, chống khuẩn...

Tình hình dịch Covid-19 có xu hướng gia tăng, TP.HCM chỉ đạo khẩn

UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản khẩn về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19,...

Ca Covid-19 và bệnh nhân phải thở ô xy tăng đột biến cao nhất từ đầu năm đến nay, 7...

Trong 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc Covid-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/...

Hà Nội: Gia tăng ca mắc tay chân miệng, còn 9 ổ dịch

Ngày 17/4, thhông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ...

Hà Nội lấy mẫu giải trình tự gen tìm biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Hà Nội vừa lấy 10 mẫu bệnh phẩm của người bệnh để làm giải trình tự gen tìm biến thể...

Tin COVID- 19 ngày 17/4: Số ca mắc mới tăng lên 1.031, cao nhất trong gần 6 tháng qua

Ngày 17/4 có 1.031 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca mắc cao nhất trong khoảng gần...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình