Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹo chữa bệnh nhiệt miệng bằng loại lá quen thuộc, mọc đầy đường mà nhiều người chưa biết: 'Đánh tan' cảm giác khó chịu trong khoang miệng, lại chẳng cần tốn kém 'hầu bao'

Ngoài tác dụng che bóng mát, lá non từ cây bàng chứa các chất hỗ trợ kháng viêm, chống khuẩn tại vết loét, làm sạch khoang miệng.

Công dụng chữa nhiệt miệng của lá bàng non

 Lá bàng non có tính mát, rất phù hợp dùng chữa chứng nhiệt miệng. Nguồn:Internet

Theo y học dân gian, lá bàng non có tính mát, rất phù hợp dùng chữa chứng nhiệt miệng. Lá bàng có khả năng chữa nhiệt miệng vì một số lợi ích sau đây:

Những thành phần như saponin, tanin pyrogalic, tannin catechin, flavonoid, phytosterol,.. có trong lá bàng non đều là chất có khả năng kháng viêm hiệu quả, ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây nhiệt miệng, từ đó hỗ trợ làm giảm những cơn đau, rát đồng thời tạo không gian cho những vết nhiệt miệng được nhanh chóng lành lặn.

Nhiều hợp chất có khả năng kháng khuẩn hiệu quả tồn tại trong lá bàng non có thể kể đến như: Bacillus cereus, K. pneumonia, Staphylococcus aureus,...

Sự hình thành lớp màng bảo vệ tại niêm mạc miệng khi thành phần có trong lá bàng non tiếp xúc với nước bọt giúp ích cho việc giảm sưng, đau rát ở vết nhiệt miệng.

Bên cạnh chữa nhiệt miệng, lá bàng non còn hữu ích trong việc chữa sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,.. nâng cao sức khỏe răng miệng một cách tự nhiên và hiệu quả. Tuy nhiên, công dụng chữa nhiệt miệng của lá bàng non thường chỉ phổ biến trong đông y và dân gian, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng này của lá bàng non trong y học hiện đại.

Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non đơn giản

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non đơn giản tại nhà giúp kiểm soát vết loét, làm sạch khoang miệng. Bạn có thể tìm hái lá bàng non ở nhiều nơi, không tốn quá nhiều chi phí. Biện pháp áp dụng khi tình trạng nhiệt miệng kéo dài vài ngày chưa thấy thuyên giảm.

Các chất có trong lá bàng giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, thực hiện kiên trì để có được kết quả như mong đợi. Tham khảo ngay các cách làm dưới đây:

Bôi nước cốt lá bàng non chữa nhiệt miệng

Sử dụng nước cốt lá bàng non bôi trực tiếp lên vùng bị nhiệt miệng giúp kiểm soát hoạt động của vi khuẩn, làm sạch vết thương niêm mạc. Mẹo đơn giản, bạn chỉ cần tìm lá bàng non sạch, ngâm rửa cẩn thận để tránh tạp chất, vi khuẩn trên lá gây viêm nhiễm vết loét.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

Bạn tìm hái lá bàng non, cây bàng trồng nơi sạch sẽ, không bị nhiễm phân thuốc độc hại.

Tiếp đến, bạn ngâm lá bàng với nước muối khoảng 10 – 15 phút để đảm bảo tạp chất, vi khuẩn bị loại bỏ.

Sau đó, cho lá bàng ráo nước rồi mang đi xay hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước cốt.

Súc miệng sạch, dùng bông gòn hoặc tăm bông sạch thấm nước lá bàng chấm lên vị trí bị nhiệt miệng.

Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 – 3 lần để kiểm soát tình trạng nhiệt miệng, sau một thời gian vết loét dần khô miệng, se lại.

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non sắc

Ngoài cách làm kể trên, bạn có thể sử dụng nước cốt lá bàng non pha với nước súc miệng hoặc nấu lấy nước lá bàng non bảo quản trong ngăn mát súc miệng sau khi đánh răng. Hai cách làm này đều giúp hỗ trợ làm lành tổn thương nhiệt miệng hiệu quả, an toàn. 

Nấu nước lá bàng, súc miệng bàng nước cốt lá bàng giảm viêm loét miệng

Cách dùng đơn giản, tham khảo ngay mẹo chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non dưới đây:

Cách 1: Hái một nắm lá bàng non, sau đó ngâm rửa sạch rồi giã nát, thêm vài hạt muối. Vắt lấy nước cốt lá bàng non rồi thêm vào 200ml nước ấm, khuấy đều. Nhớ lọc kỹ qua rây để loại bỏ phần bã lá bàng. Mỗi ngày súc miệng 2 – 3 lần bằng hỗn hợp này để làm sạch và chữa nhiệt miệng.

Cách 2: Với cách này bạn chuẩn bị lá bàng non, sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa phải. Khoảng 30 phút thì chắt lấy nước lá bàng nấu, để nguội, bảo quản trong chai có nắp đậy. Lấy nước nấu ngậm và súc miệng sau khi đánh răng, dùng ngày 3 lần để điều trị nhiệt miệng.

Trên đây là các biện pháp dùng lá bàng non chữa nhiệt miệng tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp lành tính, đơn giản dễ thực hiện với nguyên liệu tự nhiên có thể tìm hái ở nhiều nơi. Áp dụng kiên trì, kết hợp điều chỉnh thói quen hàng ngày để sớm đạt được kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi dùng lá bàng non chữa nhiệt miệng tại nhà

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non tại nhà là phương pháp đơn giản, hiện nay vẫn được nhiều người quan tâm và áp dụng. Các hoạt chất có trong lá bàng giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, giúp vết thương se miệng nhanh, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng. Khi áp dụng nên lưu ý một số vấn đề sau:

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Nếu bạn thấy vết loét sâu, đau rát dữ dội lâu ngày không thuyên giảm tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Tùy vào tình trạng tổn thương bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp điều trị phù hợp.

Lựa chọn lá bàng non sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không dùng lá bàng bị nhiễm phân bón, hóa chất độc hại.

Sơ chế lá bàng thận trọng trước khi sử dụng. Biện pháp dân gian đòi hỏi sự kiên trì của người thực hiện, bạn phải áp dụng trong thời gian nhất định mới nhận được kết quả như mong đợi. 

Không nên lạm dụng, áp dụng đúng cách và với liều dùng hợp lý. Trường hợp sử dụng mẹo dân gian một thời gian không thấy vết loét cải thiện nên đến khám bác sĩ để được theo dõi và hỗ trợ kịp thời.

Kết hợp dùng mẹo chữa tại nhà và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống hợp lý hơn, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, ưu tiên những món ăn mát, giúp thanh nhiệt cho cơ thể.

Ngoài ra bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, không thức quá khuya, hạn chế để cơ thể trong trạng thái căng thẳng, áp lực kéo dài. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tập luyện thể dục nâng cao đề kháng, sức khỏe tổng thể.

Khả Nhi(t/h)

Tin liên quan

Những thực phẩm là 'kẻ thù số 1' của gan, nhiều thứ là món khoái khẩu của người Việt, càng...

Nếu chế độ ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gan. Nó gây...

Sự thật về mẹo 'ăn 2 miếng cơm' trị hóc xương, chuyên gia mách nhỏ cách 'đánh bay' vấn đề...

Để chữa hóc xương cá nên ăn 2 miếng cơm hay uống một chút giấm để giải quyết vấn đề...

Bà Rịa-Vũng Tàu có chỉ đạo khẩn sau chùm ca 26 cụ già mắc COVID-19

26 cụ già và một nhân viên nấu bếp của Trung tâm Bảo trợ xã hội dương tính COVID-19 hiện...

Số ca mắc COVID-19 tăng, người Hà Nội muốn tiêm vaccine thì tới đâu?

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tăng trong những ngày qua, Hà Nội vừa công...

Ngày 14/4: Số mắc COVID-19 trong 24h tiếp tục tăng, cao nhất trong 4 tháng vừa qua

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.529.580 ca nhiễm, đứng thứ 13/230quốc gia và vùng lãnh thổ,...

Vì sao số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam “giảm rồi lại tăng”?

Trong gần một tuần qua, số ca mắc Covid-19 bất ngờ tăng trở lại, đặc biệt có 2 ngày số...

Bộ Y tế: Dịch bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát

Năm 2023, nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, Covid-19 có xu hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ...

Tin mới nhất

Thời trang biến hóa từ tổng tài bá đạo sang chàng trai ngọt ngào của Vương Hạc Đệ khiến dân...

45 phút trước

Tổng hợp những bí quyết trẻ lâu mà không tốn kém nhất, bạn nên biết

51 phút trước

Ăn gì để hết táo bón hiệu quả?

53 phút trước

Mỹ nhân Việt diện váy hở khoe lưng trần: Ngọc Trinh đẹp miễn chê, bà xã Trường Giang 'hút mắt'...

7 giờ trước

Mỹ nhân Việt 'cuồng' dép lê vừa tiện vừa sang: Hà Hồ "u mê' từ nhà ra phố, đi thảm...

7 giờ trước

Cách bảo quản dưa hấu đã bổ trong tử lạnh tươi ngon, mọng nước và đỏ thắm

7 giờ trước

4 mẹo bảo quản thịt được lâu tiết kiệm thời gian đi chợ nhưng vẫn giữ được độ tươi ngon

7 giờ trước

Bật mí 6 bước để các cô nàng có được làn da thủy tinh mỗi ngày

1 ngày 2 giờ trước

Met Gala 2024: Jennie (Blackpink) khoe eo thon , chiếc váy cát của ca sĩ người Nam Phi Tyla gây...

1 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình