Ngày Thế giới phòng, chống bệnh phong được tổ chức hàng năm trên phạm vi quốc tế vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 1 (năm nay vào ngày 28/01/2024). Mục đích của ngày này là nâng cao nhận thức của công chúng về sự kỳ thị của căn bệnh này.
Bệnh phong, còn được gọi là bệnh Hansen, là một bệnh nhiễm trùng dai dẳng do vi khuẩn có thể gây ra cho cả người và động vật, kể cả vật nuôi. Các trường hợp bệnh phong đã được ghi nhận ở tinh tinh, chó, mèo, và các động vật khác, tuy nhiên, không phổ biến. Mặc dù rủi ro thấp nhưng những người nuôi thú cưng nên nhận thức được căn bệnh này và áp dụng các biện pháp an toàn cần thiết.
Lời khuyên phòng ngừa bệnh phong ở thú cưng
Tiến sĩ Deepak Saraswat, Bác sĩ thú y trưởng của Zigly, chia sẻ với Hindustan Times một số biện pháp an toàn cần thiết giúp thú cưng luôn vui vẻ, khỏe mạnh và không mắc bệnh phong.
1. Khám thú y thường xuyên
Kiểm tra sức khỏe hàng năm cho phép bác sĩ thú y phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của thú cưng. Tổn thương da hoặc tổn thương thần kinh có thể là dấu hiệu của bệnh phong. Việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
2. Tiêm vắc xin đầy đủ
Mặc dù chưa có vắc xin phòng bệnh phong, nhưng việc cho thú cưng của sử dụng các loại vắc xin được khuyến nghị như vắc xin phòng bệnh dại sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng để chống lại nhiễm trùng. Trao đổi với bác sĩ thú y về danh sách vắc xin mà thú cưng của bạn cần được tiêm phòng.
3. Tránh xa chế độ ăn thịt sống
Có nhiều suy đoán rằng thịt sống có thể khiến vật nuôi mắc bệnh phong, đặc biệt là thú hoang. Nấu chín hoàn toàn thức ăn trước khi cho thú cưng ăn.
4. Ngăn chặn tiếp xúc với các động vật có thể bị nhiễm bệnh khác
Luôn theo dõi các hoạt động của thú cưng khi cho thú cưng đi dạo bên ngoài. Không cho phép thú cưng tiếp xúc với các loài động vật lạ.
5. Sử dụng thuốc diệt côn trùng
Sử dụng biện pháp dùng thuốc diệt côn trùng khi cần thiết để ngăn chặn việc thú cưng tiếp cận rác thải và các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn khác.
6. Kiểm soát vấn đề về loài gặm nhấm
Kiểm soát các vấn đề về loài gặm nhấm (chuột cống, chuột nhắt hoặc các loài động vật gây hại khác), vì loài gặm nhấm có thể mang và lây lan vi khuẩn gây bệnh leptospirosis.
7. Hạn chế tiếp cận nơi có nước đọng
Ngăn thú cưng uống nước từ vũng nước hoặc các nguồn nước khác có thể bị nhiễm nước tiểu động vật.
8. Tuân thủ các thực hành vệ sinh tốt
Thực hành rửa tay thường xuyên và giữ vệ sinh tổng thể tốt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Mặc dù vẫn còn một số trường hợp mắc bệnh phong ở vật nuôi, nhưng người nuôi thú cưng có trách nhiệm cần phải nhận thức được các triệu chứng, dấu hiệu và phương thức lây truyền. Nếu lo lắng về các bệnh truyền nhiễm ở động vật hoặc bệnh phong ở vật nuôi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.