Phụ Nữ Sức Khỏe

Ngâm chân tốt cho sức khỏe nhưng phải tuyệt đối tránh 8 sai lầm thường gặp

Ngâm chân là thói quen chăm sóc sức khỏe của nhiều người trong mùa đông. Tuy nhiên, ngâm chân sai cách không những không đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Đông y, chân là gốc của cơ thể và có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Do vậy, chăm sóc đôi bàn chân sẽ giúp khí huyết vận hành trơn tru, bảo vệ sức khỏe. Một trong những phương pháp chăm sóc đôi chân dễ dàng và được nhiều người thực hiện đó là ngâm chân.


Ảnh minh họa

Ngâm chân nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện. Đồng thời, kích thích các huyệt vị giúp điều trị một loạt triệu chứng khó chịu như tinh thần mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ…

Tuy nhiên, ngâm chân sai cách không những không đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe như mong đợi mà thậm chí còn có thể dẫn đến khí huyết hao hụt, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là một số sai lầm cần đặc biệt chú ý khi ngâm chân vào mùa đông.

Nước ngâm chân nhiệt độ quá cao

Nhiều người cho rằng nước ngâm chân càng nóng càng tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ nước quá nóng sẽ kích thích các mạch máu giãn nở nhanh chóng, khiến quá trình lưu thông máu cục bộ tăng nhanh, có thể gây khó chịu về thể chất.

Ngoài ra, việc ngâm chân ở nhiệt độ cao trong thời gian dài cũng có thể làm hỏng các mô bề mặt của da, gây khô, bong tróc và các vấn đề khác.


Ảnh minh họa

Ngâm chân quá lâu

Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất là khoảng 15 - 30 phút. Vượt quá khoảng thời gian này, đặc biệt là ngâm chân trong nước nóng lâu, có thể gây ra các triệu chứng như suy nhược, chóng mặt.

Ngâm chân lâu sẽ khiến mạch máu ở chi dưới giãn nở quá mức, ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông, thậm chí có thể dẫn đến khí huyết hao hụt, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đi ra ngoài trời lạnh ngay sau khi ngâm chân

Vào mùa đông, sau khi ngâm chân nước ấm, các mao mạch của da sẽ ở trạng thái giãn nở. Nếu ngay lập tức ra ngoài trời lạnh sẽ khiến các mạch máu giãn nở này đột ngột co lại, khiến cơ thể bị tổn thương. Cơ thể có nhiều khả năng bị cảm lạnh, các mạch máu cũng có thể phản ứng quá mức và gây khó chịu.

Mặt khác, sau khi ngâm chân, nhiều người lựa chọn lên giường để nghỉ ngơi hoặc ngủ. Tuy nhiên, những hoạt động thích hợp, chẳng hạn như đi lại nhẹ nhàng trong nhà hoặc thực hiện một số động tác xoa bóp chân đơn giản, có thể giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và phát huy tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt hơn của việc ngâm chân.

Ngâm chân ngay sau bữa ăn

Sau bữa ăn, một lượng lớn máu trong cơ thể con người tập trung ở hệ tiêu hóa. Nếu ngâm chân vào thời điểm này sẽ làm tăng lượng máu ở chi dưới, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa và có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc các vấn đề khác về hệ tiêu hóa.


Ảnh minh họa

Không chú ý đến sự khác biệt về thể chất của từng cá nhân

Mỗi người có phản ứng khác nhau khi ngâm chân, một số người có thể nhạy cảm với nước nóng và gặp các triệu chứng như đỏ da, sưng tấy và ngứa sau khi ngâm chân.

Chẳng hạn như phụ nữ mang thai sử dụng nước ngâm chân quá nóng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay người bị tiểu đường có thể không cảm nhận được nhiệt độ của nước quá nóng do dây thần kinh cảm giác suy giảm, dễ gây bỏng.

Ngoài ra, những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân nên massage nhẹ nhàng lòng bàn chân.

Do đó, việc điều chỉnh nhiệt độ và thời gian ngâm chân phù hợp tùy theo thể trạng và phản ứng của cơ thể là rất quan trọng.

Bỏ qua tác dụng phụ của các nguyên liệu ngâm chân

Nhiều người thích thêm thuốc bắc hoặc các chất nhiên liệu khác khi ngâm chân nước ấm vì nghĩ rằng điều này có thể làm tăng tác dụng chăm sóc sức khỏe của việc ngâm chân. Tuy nhiên, thảo mộc tự nhiên cũng có những hoạt chất phản ứng với người có cơ địa mẫn cảm chứ không phải an toàn với tất cả các loại da.

Một số loại thảo mộc có thể gây ra phản ứng dị ứng (sưng tấy đỏ, lở loét, ngứa, bong tróc da…) hoặc có thể không tương thích với tình trạng bệnh lý của một số người. Trước khi sử dụng bất kỳ chất phụ gia nào, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn.


Ảnh minh họa: Internet

Không chăm sóc bàn chân sau khi ngâm chân

Sau khi ngâm chân, làn da sẽ trở nên mềm mại hơn, việc chăm sóc chân đúng cách lúc này như bôi kem dưỡng ẩm có thể giúp da chân luôn khỏe mạnh.

Bỏ bê việc chăm sóc bàn chân sau khi ngâm chân có thể dẫn đến tình trạng da khô và nứt nẻ, đặc biệt là vào mùa đông.

Bỏ qua môi trường và bầu không khí

Ngâm chân không chỉ giúp thư giãn về thể chất mà còn giúp thư giãn tinh thần. Do đó, ngâm chân trong môi trường ồn ào hoặc không thoải mái có thể không mang lại cảm giác thư giãn.

Chọn một môi trường yên tĩnh và thoải mái, kết hợp với âm nhạc nhẹ nhàng hoặc liệu pháp mùi hương có thể nâng cao tác dụng thư giãn của việc ngâm chân, có lợi cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Theo Phương Anh/Gia Đình Việt Nam

Tin liên quan

Không cần quá nhiều các bước chăm sóc da ban đêm, chuyên gia tiết lộ chỉ cần sử dụng 1...

Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên thay vì quá nhiều thực hiện các bước chăm sóc da phức...

Chọn mỹ phẩm chăm sóc da mùa đông cần tránh 4 thành phần này kẻo da xỉn màu, bong tróc...

Một số thành phần chăm sóc da mà các chuyên gia khuyên không nên mua vì chúng thực sự có...

Cindy Lư tan chảy trước hành động Đạt G ân cần chăm sóc ái nữ

Đạt G có mối quan hệ thân thiết, cưng chiều với 2 nhóc tỳ nhà Cindy Lư.

7 quy trình chăm sóc da chuyên sâu theo lời khuyên của bác sĩ da liễu, áp dụng cho cả...

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về một quy trình chăm sóc da khoa học.

Thời tiết thất thường, chị em cần làm gấp những việc này để chăm sóc da và tóc, giúp bổ...

Da và tóc cần được chăm sóc đúng cách, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. ...

5 mẹo chăm sóc da đơn giản vào mùa đông, vừa ngăn chặn da khô bong tróc vừa đẩy lùi...

Trong mùa đông, nhu cầu của da thay đổi do nhiệt độ lạnh hơn và độ ẩm thấp hơn. Không khí...

Trẻ bị sốt xuất huyết khi nào cần đưa đến viện? Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Trẻ em bị sốt xuất huyết cũng có biểu hiện giống như người lớn, trẻ sốt cao, đau đầu, đau...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 15 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 15 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 15 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 19 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 19 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình